Phác Đồ Điều Trị Bệnh Giang Mai (SYPHILIS)
- Tác giả: Bệnh viện Chợ Rẫy
- Chuyên ngành: Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới
- Nhà xuất bản:Bệnh viện Chợ Rẫy
- Năm xuất bản:Đang cập nhật
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Phác Đồ Điều Trị Bệnh Giang Mai (SYPHILIS)
ĐẠI CƯƠNG:
Bệnh giang mai là một trong 5 lọai bệnh hoa liễu chính: giang mai, lậu, hạ cam mềm, hột xoài, và u bẹn
NGUYÊN NHÂN
Bệnh giang mai do xoắn khuẩn giang mai tên khoa học là Treponema pallidum. Xoắn khuẩn là những sợi dài từ 7 đến 14 µ phân chia thành những vòng xoắn đều đặn có từ 8 đến 10 vòng, chuyển động dọc và đều – nguời ta thường phân lập bằng soi kính hiển vi có nền đen.
CHẨN ĐOÁN:
GIANG MAI THỜI KỲ I:
Thời kỳ ủ bệnh trung bình là 3 tuần lễ có thể kéo dài 10-100 ngày.
Triệu chứng lâm sàng:
Săng giang mai:
Cổ điển: vết trợt duy nhất, không đau, kích tước 1-2cm, tròn hay bầu dục nền đỏ màu thịt tươi,đáy cứng (sờ nắn được giữa ngón cái và ngón trỏ ).
Ngày nay: săng hơi có loét bờ rõ, hơi đau khi nắn, có thể có nhiều săng thăm nhiểm khó xác định vì phản ứng viêm, đáy có mủ
Hach: Là triệu chứng quan trọng để hướng dẫn chẩn đoán
Chẩn đoán:
Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng: săng giang mai và hạch
Chẩn đoán phân biệt: trợt do sang chấn, herpes, ghẻ, hạ cam mềm, loét cổ tử cung, loét do trĩ, nứt hậu môn.Viêm họng loét
Xét nghiệm:
Test huỳnh quang dương tính từ ngày thứ 8 sau khi có săng
Test reagine dương tính giữa ngày 12-28 sau khi có săng.
Test TPI dương tính từ ngày 25. 4). Các thể lâm sàng đặc biệt:
Giang mai không săng
Giang mai cụt đầu
Giang mai trong thời gian ủ bệnh, bệnh nhân có dùng kháng sinh cho một bệnh khác nó làm mất săng nhưng không đủ khỏi bệnh
GIANG MAI THỜI KỲ II:
Đặc điểm: Là thời kỳ nhiểm trùng huyết có thể tìm thấy xoắn khuẩn giang mai, các test huyết thanh đều dương tính. Thời gian: thường bắt đầu từ 2-4 tháng sau khi lây bệnh, thông thường là 45 ngày sau khi có săng
Triệu chứng lâm sàng:
Thương tổn da – niêm mạc:
Thương tổn da:
Ban đào: Đây là triệu chứng đầu tiên của giang mai thời kỳ II.
Sẩn giang mai thường xuất hiện muộn.
Các vết thâm: ở cổ các vết sắc tố đặc biệt hình lưới gọi là vòng vệ nữ.
Thương tổn niêm mạc:
Đó là các mãng niêm mạc, nó ở niêm mạc miệng và niêm mạc sinh dục.
Biểu hiện toàn thể:
Hạch ở vùng chẩm và khủy tay.
Rụng tóc.
Các xét nghiệm:
Tổn thương lâm sàng có thể tìm thấy xoắn khuẩn
Các phản ứng huyết thanh đều dương tính cao
GIANG MAI TIỀM ẨN: ở khoa khám xuất cảnh thường gặp ở giai đoạn này
Triệu chứng lâm sàng:
Theo định nghĩa, giang mai tiềm ẩn không có triệu chứng lâm sàng chỉ có huyết thanh dương tính do đó phải thử lại bằng một phản ứng thứ 2 và kiểm tra bằng một phản ứng đặc hiệu của xoắn khuẩn
Chúng ta cần thử máu hằng loạt đề phát hiện các thề bệnh này
Các triệu chứng giang mai thời kỳ II mất đi do bệnh nhân không biết hoặc do điều trị kháng sinh vì một bệnh nào đó nhưng không đủ để giải quyết được “bệnh giang mai” Bệnh đột ngột bước vào giai đoạn tìem ẩn. Chúng ta cần nhớ rằng 1/3 nam và 1/2 nữ giới chỉ phát hiện bệnh do thử máu.Nhất là thời kỳ hiện nay, các triệu chứng lâm sàng khác với kinh điễn (do dùng kháng sinh) nên thầy thuốc cũng dễ bỏ qua các triệu chứng lâm sàng
Giang mai tiềm ẩn chia ra làm hai giai đoạn:
Giang mai tiềm ẩn sớm: (từ 12-24 tháng sau khi nhiểm bệnh) khỏi hẳn do trị liệu huyết thanh trở lại âm tính.
Giang mai tiềm ẩn muộn: Huyết thanh âm tính bấp bênh sau khi trị liệu
Các xét nghiệm:
Các Phản ứng Reagin của giang mai:
Phản ứng cố định bổ thể (Complement Fixation Test): Phản ứng Wassermann ,Thường gọi là phản ứng BW là phản ứng đầu tiên sau có nhiều cải tiến (hiện nay không làm)
Phản ứng lên bông (Flocculation Test):
Một test có giá trị là RPR (Rapid Plasma Reagin) sử dụng kháng nguyên VDRL (Venereal Disease Research Laboratory) trong choline với các phân tử cacbon rất nhỏ để chỉ thị.
Lưu ý: Phản ứng lên bông có thể âm tính khi lượng kháng thể quá nhiều ( Prezone Phenomenon) phản ứng sẽ trở lại dương tính khi làm lại với huyết thanh pha loãng đây là nguyên nhân để nên làm cả hai loại phản ứng vì kết hợp bổ thể không có hiện tượng này
Các phản ứng huyết thanh đặc hiệu của giang mai
TPI ( Treponema Pallidum Immobilization Test): hiện nay không làm
Kháng thể huỳnh quang của xoắn khuẩn gian mai:
Phản ứng F.T.A ( Fluorescent Treponemmal Antibody) hiện tại không làm + Phản ứng FTA-Abs (Fluorescent Treponemmal Antibody – Absorption ) hiện nay không làm.
Phản ứng ngưng kết hồng cầu TPHA: (TPHA :Treponema Pallidum hemagglutination ), đang thực hiện cho khách khám xuất cảnh.
Tóm lại sau khi trị liệu đầy đủ Reagin mất đi sau 3 tới 6 tháng đối với hầu hết mọi trường hợp, thường giang mai thời kỳ I nhanh hơn giang mai thời kỳ II.
Còn các Phản ứng TPHA, TPI và FTA-Abs tồn tại trong nhiều năm nhất là FTA-Abs
GIANG MAI THỜI KỲ III : Ít gặp
GIANG MAI Ở PHỤ NỬ CÓ THAI : Ít gặp
GIANG MAI BẨM SINH: Ít gặp
GIANG MAI THÀNH DỊCH ĐỊA PHƯƠNG: Ít gặp
TRỊ LIỆU:
Mục đích điều trị:
Diệt xoắn khuẩn Treponema pallium
Làm mất reagain RPR and TPHA
Phác đồ điều trị đặc hiệu khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới
Khoa khám xuất cảnh ứng dụng điều trị khách khám xuất cảnh theophác đồ sau:
Giang mai muộn: (trên 2 năm)
Bezathine Pénicilline 2,4 triệu đơn vị cách nhau 7 ngày x 3 lần (3 tuần liên tiếp) (không nên dùng phương pháp này với giang mai thần kinh và giang mai tim mạch).
Khi dị ứng với Pénicilline :
Dùng Tetracycline (hoặc Erythromycine ) 500 mg x 3 - 4 lần /ngày x 30 ngày.
CHÚ Ý :
Giang mai ở thai phụ :
Cũng như người bình thường nhưng cần theo dõi bị tái nhiễm.
Ngày trong tháng đầu khám thai cần thử máu, sau đó cứ 03 tháng thử lại 1 lần.
Những người đã điều trị cũng cần theo dõi máu. Nếu kháng thể tăng 4 độ pha loãng hoặc có lại các triệu chứng lâm sàng cần điều trị lại .
Khi có dị ứng với Pénicilline cần dùng Erythromycine ( chứ không dùng Tétracycline vì sợ độc cho thai nhi ). Tuy vậy tác dụng của Erythromycine không được rõ ràng .
THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ VÀ TÁI ĐIỀU TRỊ:
Sau khi điều trị, những trường hợp khách khám lại 3 tháng hoặc 6 tháng vì lý do gì đó mà chưa đi xuất cảnh được làm lại xét nghiệm RPR và TPHA:
Nếu kháng thể của một phản ứng huyết thanh không đặc hiệu có hiệu giá tăng 4 độ pha loãng.
Khi hiệu giá kháng thể VDRL bằng hay lớn hơn 1/8 tồn tại 1 năm.
Hoặc các triệu chứng lâm sàng của giang mai tiến triển tồn tại hay tái xuất hiện.
Lưu ý: những bệnh nhân điều trị lại cần theo các phác đồ điều trị giang mai muộn
NHỮNG TAI BIẾN KHI DÙNG PÉNICILLINE
Các loại tai biến:
Tai biến kỹ thuật:
Tiêm vào mạch máu: Gây tắc mạch máu nhất là tiêm các dung dịch dầu.
Cách đề phòng: Trước khi bơm thuốc phải hút thử.
Tiêm vào bó mạch thần kinh: để tránh tai biến này nên tiêm vào ¼ trên ngoài của mông
Tai biến dị ứng :
Choáng phản vệ: có thể gây chết người trong chốc lát.
Mày đay – ngứa: là phản ứng chậm của dị ứng.
Phản ứng Herxheimer: do sự phá hủy một số lớn xoắn khuẩn dưới tác dụng của thuốc, lâm sàng: sốt , khó chịu, thương tổn vượn lên.
LƯU ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH GIANG MAI:
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Bệnh da và các bệnh lây qua đường tình dục BV Da Liễu
Điều trị bệnh giang mai chuyên khoa nội.net
Báo sức khỏe sinh sản-Bệnh Giang Mai-giới tính
Chuyên khoa da.vn/benh-giang-mai.html
-
Tài liệu mới nhất
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện
22:45,13/03/2023
-
Hồi Sức Sớm Và Tối Ưu Hóa Huyết Động
21:58,13/03/2023
-
Chăm sóc trẻ sau ngừng tim: Tuyên bố khoa học từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
21:13,09/03/2023
-
Xử trí sau Hồi sức ngưng tim trẻ em
20:47,09/03/2023
-
Nhiễm trùng phổi biến chứng ARDS
20:51,21/02/2023
-
Sự phân chia cơ học hô hấp ở bệnh nhân mắc HC nguy kịch hô hấp cấp tính và mối liên hệ với kết cục
20:54,17/02/2023
-
THÔNG TƯ : QĐ chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp
21:34,11/02/2023
-
Áp lực thực quản (Esophageal Manometry )
22:24,09/02/2023
-
Áp lực xuyên phổi: tầm quan trọng và giới hạn
22:55,07/02/2023
-
Đánh giá cập nhật về chiến lược thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy và ứng dụng lâm sàng của nó
22:28,07/02/2023
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện