Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch ngoại biên: Bệnh động mạch đốt sống
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Tim mạch
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2022
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch ngoại biên: Bệnh động mạch đốt sống
ĐỊNH NGHĨA
Bệnh động mạch đốt sống do xơ vữa là tình trạng hẹp hoặc tắc động mạch đốt sống do xơ vữa. Bệnh diễn biến từ từ, đa phần bệnh không gây triệu chứng hoặc có triệu chứng đột quỵ thiếu máu não.
CHẨN ĐOÁN
Triệu chứng lâm sàng
Đa phần bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng: đột quỵ thiếu máu não của hệ tuần hoàn não sau, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng nhìn mờ hoặc mất thị lực đột ngột, liệt vận động, rối loạn cảm giác, thất điều, chóng mặt, hoặc co giật ….
Khám lâm sàng: không đặc hiệu, thường phát hiện các triệu chứng của đột quỵ thiếu máu não.
Chẩn đoán hình ảnh
CLVT/CHT có độ nhạy (94%) và độ đặc hiệu (95%) cao hơn siêu âm Doppler mạch máu (độ nhạy 70%) trong phát hiện hẹp hoặc tắc động mạch đốt sống. Chụp DSA hiếm khi được sử dụng để chẩn đoán, nhưng được chỉ định cho trường hợp có hẹp/tắc động mạch đốt sống có triệu chứng lâm sàng.
ĐIỀU TRỊ
Nội khoa
Điều chỉnh các yếu tố nguy cơ của bệnh lý xơ vữa động mạch và sử dụng thuốc kháng kết tập tiểu cầu:
Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào.
Kiểm soát huyết áp, duy trì huyết áp nhỏ hơn 140/90 mmHg.
Kiểm soát đường máu chặt chẽ nếu bệnh nhân bị đái tháo đường.
Kiểm soát lipid máu: Hướng dẫn dùng statin để kiểu soát lipid máu tích cực ở những bệnh nhân có tiền sử nhồi máu não do xơ vữa hoặc cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua để làm giảm nguy cơ đột quỵ và biến cố tim mạch. Mục tiêu giảm LDL-C ≥ 50% so với mức nền (khi bệnh nhân chưa được điều trị bằng bất kì thuốc hạ lipid máu nào) và đích LDL-C < 1,4 mmol/L (< 55 mg/dL).
Thuốc kháng kết tập tiểu cầu:
Aspirin 75 - 100 mg/24h.
Clopidogrel 75 mg/24h (nếu dị ứng, hoặc kháng aspirin, viêm dạ dày).
Tái thông mạch động mạch đốt sống
Bệnh nhân hẹp động mạch đốt sống ngoài sọ có triệu chứng, tái thông mạch có thể được cân nhắc với tổn tổn thương hẹp động mạch đốt sống > 50% trên bệnh nhân có triệu chứng tái phát mặc dù đã được điều trị nội khoa tối ưu.
Không có chỉ định tái thông mạch thường quy cho bệnh nhân hẹp động mạch đốt sống không có triệu chứng.
Có 2 phương pháp điều trị tái thông mạch bao gồm:
Phẫu thuật: các phương pháp chuyển vị trí động mạch đốt sống, bóc nội mạc động mạch đốt sống, bắc cầu bằng tĩnh mạch hiển
Can thiệp: Nong bóng thường kết hợp với đặt stent động mạch đốt sống
-
Tài liệu mới nhất
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện
22:45,13/03/2023
-
Hồi Sức Sớm Và Tối Ưu Hóa Huyết Động
21:58,13/03/2023
-
Chăm sóc trẻ sau ngừng tim: Tuyên bố khoa học từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
21:13,09/03/2023
-
Xử trí sau Hồi sức ngưng tim trẻ em
20:47,09/03/2023
-
Nhiễm trùng phổi biến chứng ARDS
20:51,21/02/2023
-
Sự phân chia cơ học hô hấp ở bệnh nhân mắc HC nguy kịch hô hấp cấp tính và mối liên hệ với kết cục
20:54,17/02/2023
-
THÔNG TƯ : QĐ chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp
21:34,11/02/2023
-
Áp lực thực quản (Esophageal Manometry )
22:24,09/02/2023
-
Áp lực xuyên phổi: tầm quan trọng và giới hạn
22:55,07/02/2023
-
Đánh giá cập nhật về chiến lược thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy và ứng dụng lâm sàng của nó
22:28,07/02/2023
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện