Xạ hình toàn thân với 131I
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Y học hạt nhân
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2014
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Xạ hình toàn thân với 131I
NGUYÊN LÝ
Tế bào ung thư biểu mô tuyến giáp thể biệt hoá có khả năng bắt giữ và tập trung 131I như tế bào tuyến giáp bình thường, bởi vậy với một liều 131I từ 1 – 5 mCi để làm xạ hình toàn thân giúp ta đánh giá tổ chức tuyến giáp còn lại sau phẫu thuật, tổ chức ung thư giáp di căn hạch, di căn xa (não, phổi, xương…) và đánh giá hiệu quả điều trị ung thư biểu mô tuyến giáp thể biệt hoá của 131I sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn phần và vét hạch.
CHỈ ĐỊNH
Ung thư biểu mô tuyến giáp thể biệt hoá sau phẫu thuật cắt giáp toàn bộ và vét hạch để đánh giá tổ chức giáp còn lại sau phẫu thuật và di căn vùng hoặc di căn xa.
Đánh giá hiệu quả điều trị ung thư biểu mô tuyến giáp thể biệt hoá bằng 131I.
Ung thư biểu mô tuyến giáp thể biệt hoá sau phẫu thuật, điều trị 131I nghi ngờ có tổn thương tái phát, di căn. - Nghi tuyến giáp lạc chỗ.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Dị ứng Iod.
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Bác sỹ chuyên khoa Y học hạt nhân
Điều dưỡng Y học hạt nhân
Cán bộ hóa dược phóng xạ
Kỹ thuật viên Y học hạt nhân
Cán bộ an toàn bức xạ
Phương tiện, thuốc phóng xạ
Máy ghi đo:
Gamma camera; máy SPECT một hoặc hai đầu thu, bao định hướng mức năng lượng trung bình. Chế độ máy: matrix 128x128, tốc độ quét 10 - 15 cm/phút.
Máy chuẩn liều bức xạ gamma, máy đo rà bức xạ gamma.
Thuốc phóng xạ: 131I (T1/2: 8 ngày, Eγ = 360 keV), dạng dung dịch hoặc viên nang dùng đường uống.
Liều người lớn:
Chẩn đoán tuyến giáp lạc chỗ: 100-500µCi (3,7- 18,5 MBq)
Đánh giá sau phẫu thuật cắt tuyến giáp: 1 - 5 mCi (37- 185 MBq).
Ung thư biểu mô tuyến giáp thể biệt hoá sau phẫu thuật cắt giáp toàn bộ, vét hạch, điều trị 131I nghi ngờ có tổn thương tái phát, di căn: 2-30 mCi (74 - 1.110 MBq).
Dụng cụ, vật tư tiêu hao
Bơm tiêm 1ml, 3ml, 5ml, 10ml.
Kim lấy thuốc, kim tiêm.
Bông, cồn, băng dính.
Găng tay, khẩu trang, mũ, áo choàng y tế.
Áo chì, kính chì, cái bọc bơm tiêm bằng chì, liều kế cá nhân.
Hệ thống Pipet hút thuốc phóng xạ 1 chiều.
Cốc thủy tinh hoặc cốc nhựa tráng paraphine loại 50-100ml.
Chuẩn bị người bệnh
Người bệnh không dùng bất kì chế phẩm nào có chứa iod trước khi xạ hình qua đường uống, tiêm, bôi ngoài da.
Ngừng ít nhất 2 tuần đối với iod vô cơ, 6 tuần đối với iod hữu cơ hoà tan trong nước, 2 tuần đối với T3, 4 tuần đối với T4.
Nhịn ăn ít 4-6giờ trước khi uống thuốc phóng xạ làm xạ hình.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Cho người bệnh uống 131I
Hút liều đã chỉ định cho từng người bệnh, đo kiểm tra liều trước khi uống.
Cho liều 131I vào cốc uống thuốc phóng xạ, pha thêm nước cất đủ 20ml cho người bệnh uống hết, uống tráng cốc 2-3 lần bằng nước cất.
Ghi hình
Người bệnh uống nhiều nước, đi tiểu hết trước khi ghi hình.
Tiến hành ghi hình 24 giờ sau khi uống phóng xạ, có thể ghi thời điểm muộn hơn 48,72 giờ nếu sau 24 giờ phông phóng xạ trong máu còn cao.
Người bệnh ở tư thế nằm ngửa, yêu cầu người bệnh không được cử động trong thời gian ghi đo.
Ghi hình toàn thân 2 bình diện trước - sau, 5-10cm/phút.
Ghi hình tĩnh vùng cổ hoặc nơi nghi có tổn thương di căn, 500.000 couns hoặc 5 phút.
Chụp SPECT và SPECT/CT giúp xác định chính xác vị trí tổn thương.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Hình ảnh bình thường
Lên hình các tuyến nước bọt mờ hoặc rõ. Hình ảnh tập trung hoạt độ phóng xạ theo sinh lý bình thường tại vùng miệng, dạ dày và bàng quang.
Không thấy hình ảnh tập trung hoạt độ phóng xạ bất thường.
Hình ảnh bệnh lý
Tuyến giáp lạc chỗ: không thấy tuyến giáp tại vị trí bình thường. Xuất hiện khối hấp thu 131I tại nơi khác (dưới lưỡi, dưới cằm, xoang lê, trung thất...)
Ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp: hình ảnh mô tuyến giáp còn lại sau mổ tại vị trí tuyến giáp hấp thu131I .
Ung thư biểu mô tuyến giáp thể biệt hoá sau phẫu thuật cắt giáp toàn bộ, vét hạch, điều trị 131Icó tổn thương tái phát, di căn: Hình ảnh tập trung hoạt độ phóng xạ tại vùng cổ (vị trí tuyến giáp hoặc các hạch cổ); Hình ảnh tổ chức tập trung hoạt độ phóng xạ tại phổi, não, xương… do di căn.
Hình dương tính giả
Hình ảnh tập trung 131I trong gan, do tồn đọng thuốc phóng xạ ở đường mật trong gan ở người bệnh có bệnh lý về đường mật. Nhiễm bẩn phóng xạ.
Âm tính giả
Gặp trong trường hợp TSH thấp hoặc tổ chức di căn không tập trung phóng xạ.
THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
Kỹ thuật an toàn, hầu như không có tai biến gì .
Người bệnh dị ứng với thuốc phóng xạ: rất hiếm gặp. Xử trí: dùng thuốc chống dị ứng, tuỳ mức độ.
-
Tài liệu mới nhất
-
Lung recruitment
21:50,15/05/2022
-
Oxygen targets
21:44,15/05/2022
-
Làm thế nào để cải thiện đồng bộ bệnh nhân - máy thở
20:51,15/05/2022
-
Xác định PEEP tốt nhất ở bệnh nhân thở máy
22:08,08/05/2022
-
Thuyên tắc ối: Bệnh sinh- Chẩn đoán- Hồi sức
16:00,05/05/2022
-
Hướng dẫn hồi sinh sơ sinh: các tình huống đặc biệt
22:52,04/05/2022
-
Hướng dẫn hồi sinh sơ sinh: Sử dụng dịch và thuốc
22:48,04/05/2022
-
Hướng dẫn hồi sinh sơ sinh: Xoa bóp tim ngoài lồng ngực
22:47,04/05/2022
-
Hướng dẫn hồi sinh sơ sinh: Đặt nội khí quản và thông khí HƯỚNG DẪN
22:45,04/05/2022
-
Hướng dẫn hồi sinh sơ sinh: Xử trí đường thở và thông khí qua mặt nạ ở trẻ em
22:42,04/05/2022
-
Lung recruitment