Hướng dẫn hồi sinh sơ sinh: Sử dụng dịch và thuốc
- Tác giả: Hội đồng hồi sức Úc ( ANCOR)
- Chuyên ngành: Nhi khoa
- Nhà xuất bản:BS. LÊ MINH KHÔI ( DỊCH )
- Năm xuất bản:2016
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Hướng dẫn hồi sinh sơ sinh: Sử dụng dịch và thuốc
HƯỚNG DẪN
Thuốc và dịch truyền hiếm khi được chỉ định trong hồi sinh sơ sinh.
Nhịp tim chậm là là hậu quả của thiếu ôxy và thông khí không thỏa đáng. Ngưng thở là do cung cấp ôxy cho thân não không đủ. Do đó, việc thiết lập được thông khí hiệu quả là bước quan trọng nhất để cải thiện tần số tim. Tuy nhiên, nếu tần số tim vẫn dưới 60 lần/phút mặc dù dã được thông khí (lồng ngực di động khi bóp bóng) và xoa bóp tim thỏa đáng thì có thể cần sử dụng adrenaline. Vì adrenaline tác động lên tim mới có tác dụng do vậy cần phải bơm adrenaline càng gần tim càng tốt, lý tưởng là bơm TM nhanh qua catheter tĩnh mạch rốn.
Thông khí và xoa bóp tim phải được tiếp tục không gián đoạn trong khi chuẩn bị tiêm dịch và thuốc tĩnh mạch.
Đường đưa thuốc vào
Tĩnh mạch rốn
Catheter TM rốn là đường truyền có thể thiết lập nhanh nhất để bơm adrenaline và các dịch nếu cần. Khí máu lấy từ catheter TM rốn đôi khi cũng cung cấp những thông tin hữu ích hướng dẫn quyết định điều trị.
Đường nội khí quản
Tiêm adrenaline qua đường tĩnh mạch là ưu tiên cao nhất trong bất kỳ cuộc hồi sinh sơ sinh nào cần phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Hiện có rất ít nghiên cứu ủng hộ việc sử dụng adrenaline qua đường nội khí quản và cũng có nhiều quan ngại rằng ngay cả khi sử dụng với liều cao thì adrenaline đường NKQ cũng không đạt được nồng độ tương đương như với bơm adrenaline tĩnh mạch. Nếu không thể có được đường truyền tĩnh mạch thì lúc đó có thể cân nhắc sử dụng adrenaline đường NKQ. Nếu liều adrenaline đường NKQ không làm tăng được tần số tim lên > 60 lần/phút thì phải nhanh chóng tiêm đường tĩnh mạch.
Đường truyền TM ngoại biên
Đặt được đường truyền TM ngoại biên là vô cùng khó khăn ở một trẻ sơ sinh bị sốc và có thể làm mất thời gian quá nhiều.
Các đường truyền trong xương
Các đường tiêm trong xương không được thường xuyên khuyến cáo ở trẻ sơ sinh vì catheter tĩnh mạch rốn thường có thể đặt nhanh chóng, vì xương trẻ sơ sinh rất mong manh và khoang nội tủy rất nhỏ đặc biệt là ở trẻ đẻ non. Tuy nhiên, tùy vào sự huấn luyện và kinh nghiệm của người hồi sức thì đây cũng có thể được xem là một đường truyền thay thế đặc biệt là khi catheter tĩnh mạch rốn hoặc đường truyền TM ngoại biên không có (Class B, mức độ chứng cứ IV).
Đường động mạch rốn
Đường ĐM rốn không được khuyến cáo để truyền các thuốc hồi sức. Có nhiều mối quan ngại thực sự về biến chứng nếu sử dụng dịch ưu trương hoặc các thuốc vận mạch (ví dụ adrenaline) vào động mạch.
Loại và liều của các thuốc
Adrenaline
Chỉ định
ANZCOR khuyến cáo rằng nếu thông khí thỏa đáng vẫn không làm tăng tần số tim lên > 60 lần/phút và đã tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực thì nên nhanh chóng tiêm adrenaline tĩnh mạch (Class A, ý kiến đồng thuận của các chuyên gia).
Liều lượng
Liều TM khuyến cáo là 10-30 microgram/kg (0.1-0.3 mL/kg dung dịch 1:10 000) tiêm nhanh (Class A, ý kiến đồng thuận của các chuyên gia). Sau khi tiêm adrenaline thì cần bơm đẩy bằng nước muối. Có thể lặp lại liều này sau vài phút nếu tần số tim vẫn <60 lần/phút mặc dù đã được thông khí và bóp tim đúng mức.
Nghiên cứu ở trẻ sơ sinh không đủ mạnh để khuyến cáo liều adrenaline thường quy cao hơn. Các nghiên cứu ở trẻ em và động vật nhỏ cho thấy liều cao có thể làm tăng nguy cơ tử vong sau hồi sinh và nguy cơ xuất huyết trong não và do vậy liều cao không được khuyến cáo (Class A, ý kiến đồng thuận của các chuyên gia).
Hiện chưa có đủ chứng cứ để khuyến cáo liều adrenaline đường nội khí quản tuy nhiên có vẻ như là cần phải dùng liều cao hơn để đạt nồng độ và hiệu quả. Nếu dùng đường khí quản thì liều có thể là 50-100 microgram /kg (0,5-1 mL/kg dung dịch 1:10000) (Class B, chứng cứ ngoại suy). Hiện chưa có nghiên cứu về hiệu quả và tính an toàn của liều này.
Các dung dịch bù thể tích
Chỉ định
Có thể cân nhắc truyền dịch khi nghi ngờ mất máu, trẻ sơ sinh trong tình trạng sốc (nhợt nhạt, tưới máu kém và mạch yếu) và không đáp ứng một cách thỏa đáng với các biện pháp hồi sinh (Class A, ý kiến đồng thuận của các chuyên gia). Dung dịch tinh thể đẳng trương (ví dụ nước muối NaCl 0,9%) có thể được lựa chọn đầu tiên nhưng sau đó cần phải truyền hồng cầu và các chế phẩm máu một cách thích hợp với bối cảnh cấp cứu trong trường hợp mất máu cấp nặng. Trong trường hợp nghi ngờ mất máu nặng thì cần phải sử dụng một số protocol đặc biệt.
Vì máu mất có thể không nhận thấy, khi không có bệnh sử mất máu rõ ràng thì có thể thử truyền dịch cho những trẻ không đáp ứng với các biện pháp hồi sinh (Class B, ý kiến đồng thuận của các chuyên gia). Tuy nhiên các chứng cứ cho thấy nếu không có bệnh sử mất máu rõ ràng thì có rất ít bằng chứng cho thấy việc truyền dịch khi trẻ kém đáp ứng với thông khí và bóp tim là có lợi. Một số nghiên cứu ở động vật còn cho thấy thực hành này thậm chí có thể gây hại (chứng cứ ngoại suy).
Liều lượng
Liều đầu tiên là 10 mL/kg qua đường bơm TM (trong vòng vài phút) (Class B, ý kiến đồng thuận của các chuyên gia). Có thể lặp lại liều này sau khi đánh giá đáp ứng của trẻ.
-
Tài liệu mới nhất
-
Áp lực xuyên phổi: tầm quan trọng và giới hạn
22:55,07/02/2023
-
Đánh giá cập nhật về chiến lược thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy và ứng dụng lâm sàng của nó
22:28,07/02/2023
-
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế
20:56,31/01/2023
-
Chụp CL trở kháng điện để chuẩn độ AL dương cuối thì thở ra trong HC nguy kịch hô hấp cấp tính
15:41,31/01/2023
-
Các kịch bản lâm sàng của ứng dụng chụp cắt lớp trở kháng điện trong chăm sóc tích cực ở trẻ em
22:41,30/01/2023
-
Thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy so với thông khí bảo vệ phổi ở bệnh nhân ARDS
22:08,12/01/2023
-
Áp lực đẩy và áp lực xuyên phổi: Làm thế nào để chúng tôi hướng dẫn thông khí cơ học an toàn?
22:49,10/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Dinh dưỡng Việt Nam
20:54,09/01/2023
-
Giảm viêm phổi liên quan đến thở máy ở khoa chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh
21:50,08/01/2023
-
Các chiến lược ngăn ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy,...
10:33,07/01/2023
-
Áp lực xuyên phổi: tầm quan trọng và giới hạn