Bạo hành với phụ nữ: sàng lọc, tư vấn và xử trí
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Trạm y tế xã
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2014
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bạo hành với phụ nữ: sàng lọc, tư vấn và xử trí
TÓM TẮT
Là một vấn đề nghiêm trọng của bất bình đẳng giới, đòi hỏi các giải pháp phải đồng bộ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm chăm sóc y tế.
KHÁI NIỆM CHUNG
ĐỊNH NGHĨA.
Bạo hành đối với phụ nữ là bất cứ hành động bạo lực nào trên cơ sở giới gây ra, hoặc có thể gây ra tổn hại cho phụ nữ về mặt thể chất, tình dục hoặc về tâm lý hay kinh tế, bao gồm cả việc đe doạ thực hiện những hành động đó, ép buộc hay cố tình tư ớc đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù xảy ra ở nơi công cộng hay đời sống riêng tư .
Bạo hành đối với phụ nữ vi phạm nghiêm trọng những quyền con người cơ bản nhất và mang mầu sắc bất bình đẳng giới rõ rệt. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong và suy giảm sức khỏe cho phụ nữ ở độ tuổi sinh sản.
NHẬN DIỆN CÁC BIỂU HIỆN BẠO HÀNH.
Bạo hành tâm lý: lấn át ý kiến, mắng chửi, xúc phạm nhân phẩm, bôi nhọ danh dự, uy tín, lăng nhục, cô lập, đe doạ bỏ rơi, hành hạ con cái (nhất là con riêng của vợ) nhằm làm cho người phụ nữ đau khổ.
Bạo hành thể chất: tạt tai, túm tóc, tát, đấm, đá, bóp cổ, giam hãm hay nhốt, tạt acid, dùng hung khí… gây thương tổn cho người phụ nữ, thậm chí gây chết người.
Bạo hành về sinh sản và tình dục: bị ngược đãi trong khi mang thai, cưỡng bức tình dục; không cho sử dụng biện pháp tránh thai, ép buộc vợ phải sinh bằng được con trai, xúi giục vợ đi vào con đường làm gái điếm hay mỹ nhân kế vì mục đích tư lợi.
Bạo hành về kinh tế: không cho vợ kiếm việc làm, buộc vợ phải lệ thuộc về kinh tế, chiếm đoạt tiền và tài sản riêng của vợ.
HẬU QUẢ BẠO HÀNH ĐỐI VỚI SỨC KHỎE PHỤ NỮ.
Các hậu quả cụ thể bao gồm:
Hậu quả gây tử vong: giết người, tự tử, tử vong mẹ.
Hậu quả thể chất: thương tật, tàn tật vĩnh viễn, sức khỏe yếu… những hành vi sức khỏe tiêu cực: hút thuốc, lạm dụng rượu, ma túy và xuất hiện các bệnh mạn tính.
Hậu quả đến sức khỏe sinh sản: có thai không mong muốn, các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, HIV, rối loạn kinh nguyệt, nạo thai không an toàn, biến chứng do nạo thai, sẩy thai, trẻ sơ sinh thiếu cân, viêm nhiễm tiểu khung, rối loạn chức năng tình dục.
Hậu quả đến sức khỏe tinh thần: stress sau chấn thương, trầm cảm, lo hãi, trạng thái hoảng loạn, rối loạn về ăn uống, rối loạn tiêu hóa.
Các hậu quả khác:
Về kinh tế-xã hội: gây tốn kém cho ngân sách y tế - xã hội của quốc gia, ảnh hưởng đến thu nhập của từng gia đình (chữa trị thương tích, giảm năng suất lao động, con cái không được chăm sóc chu đáo, cản trở cơ hội được học hành và có việc làm của phụ nữ...).
Đối với trẻ em: trẻ em trong những gia đình thường xuyên phải chứng kiến cảnh bố mẹ xung đột sau này cũng rất có thể trở thành những kẻ vũ phu, lập lại những hành vi như cha mẹ hoặc có những vấn đề về hành vi như lo sợ, trầm cảm, stress sau chấn thương. Trẻ em cũng có nguy cơ bị chết oan do hành vi bạo hành từ cha mẹ chúng.
Tiếp cận với rượu, ma túy: để tự xoa dịu khi có những vấn đề gây hoảng loạn, giúp họ đối phó với những ý nghĩ dằn vặt, những ký ức liên quan đến sự cố gây chấn thương. Rượu và ma túy có thể là một giải pháp tức thời, có hiệu quả nhanh nhưng lại có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn, mất khả năng kiểm soát bản thân.
MỘT SỐ GIẢ THUYẾT VỀ NGUYÊN NHÂN.
Không có nguyên nhân duy nhất cho mọi hình thái bạo hành. Bạo hành đối với phụ nữ là vấn đề rất phức tạp do nhiều nguyên nhân khác nhau, theo các nhà tâm lý có thể có vai trò của yếu tố sinh học thần kinh, yếu tố nhân cách (nội tâm), yếu tố xã hội và những tình huống tác động đến đời sống gia đình.
Ý thức gia trưởng, trọng nam khinh nữ, có nguồn gốc từ những ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến đặc biệt định kiến giới (nam giới tự coi mình ở vị trí cao hơn vợ, có quyền bắt vợ phải phục tùng).
Sự tuyên truyền, giáo dục và can thiệp chưa đủ mạnh của cộng đồng để ngăn chặn tệ nạn bạo hành đối với phụ nữ.
Sự thiếu hiểu biết của người dân về pháp luật liên quan đến mối quan hệ bất bình đẳng giới giữa nam và nữ còn hạn chế, sự yếu đuối, cam chịu, ít hiểu biết và phụ thuộc kinh tế của chính phụ nữ đã nuôi dưỡng thêm sự đối xử bất bình đẳng của số đàn ông có tư tưởng gia trưởng.
VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ Y TẾ.
Vấn đề bạo hành phụ nữ là vấn đề lớn và phức tạp, không dễ có giải pháp, ngành y tế không thể đơn độc giải quyết nhưng với thái độ nhạy cảm và những nỗ lực thì có thể góp phần làm giảm bạo hành phụ nữ.
Cán bộ y tế cần nhận thức rằng bạo hành phụ nữ do chồng/bạn tình có tác động xấu trực tiếp đến nhiều vấn đề sức khỏe quan trọng như làm mẹ an toàn, KHHGĐ và phòng tránh các bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS.
Cung cấp thông tin về bạo hành phụ nữ cần bắt đầu ngay từ phòng chờ của người bệnh. Trưng bày những panô, áp phích với những thông điệp phòng chống bạo hành phụ nữ và giới thiệu các địa chỉ giúp đỡ phụ nữ bị bạo hành.
Người cán bộ y tế cơ sở có vai trò rất lớn trong việc phát hiện dấu hiệu của bạo hành khi phụ nữ đến cơ sở y tế khám bệnh hoặc đến do những lý do khác. Cán bộ y tế có thể là những người đầu tiên tiếp xúc với phụ nữ bị tổn thương do bạo hành, cung cấp thông tin và hỗ trợ phụ nữ bị bạo hành. Do đó họ phải được đào tạo về kỹ năng tiếp xúc và ghi chép hồ sơ, bệnh án, sổ sách chuyên biệt cho những khách hàng này.
Những nhà quản lý y tế cũng có thể giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về bạo hành phụ nữ vì họ ý thức được đó là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng suy yếu và huỷ hoại sức khỏe phụ nữ, cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông đại chúng, đề ra những hướng dẫn để có thể nâng cao khả năng nhận biết và xử trí những trường hợp bạo hành hay lạm dụng phụ nữ.
SÀNG LỌC VÀ XỬ TRÍ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ ĐỐI VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH
LÝ DO PHẢI SÀNG LỌC PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH
Lợi ích cho nạn nhân khi được sàng lọc:
Phá vỡ sự im lặng và tạo cơ hội để nói về bạo hành gia đình.
Có được chẩn đoán chính xác từ nhân viên y tế.
Giúp khách hàng cảm thấy dễ chịu hơn.
Tăng cường mối liên hệ với nhân viên y tế.
Đem lại sự hi vọng cho phụ nữ.
Nhận được sự chăm sóc và chuyển tới những địa chỉ giúp đỡ phù hợp.
Thể hiện được quyền của khách hàng
Lợi ích đối với nhân viên các cơ sở y tế khi sàng lọc:
Nếu phát hiện sớm bạo hành, việc điều trị sẽ hiệu quả hơn (giảm chi phí và thời gian điều trị).
Có thêm kỹ năng mới để giúp khách hàng bị bạo hành.
Hiểu khách hàng hơn.
Tăng c ường quan hệ với khách hàng.
Tăng cường chất lượng chăm sóc y tế đối với phụ nữ bị bạo hành.
Cảm thấy hữu ích vì đã giúp đỡ được nhiều cho phụ nữ bị bạo hành.
CẢN TRỞ TỪ PHÍA KHÁCH HÀNG VÀ NHÂN VIÊN Y TẾ KHI TIẾT LỘ VÀ HỎI VỀ BẠO HÀNH
Lý do khách hàng đến cơ sở y tế không tiết lộ bị bạo hành?
Gồm nhiều lý do, có thể đơn độc nhưn g phần lớn là các lý do phối hợp, khiến phụ nữ không muốn tiết lộ:
Lo sợ: cho sự an toàn của bản thân, con cái hoặc các thành viên khác trong gia đình.
Rào cản về vai trò giới: phụ nữ đượ c giáo dục là người nên nhẫn nhịn (chồng giận thì vợ làm lành) và cảm thấy rằng tiết lộ bạo hành là thừa nhận thất bại trong hôn nhân của họ.
Các giá trị và văn hoá truyền thống: vẫn tồn tại những ý nghĩ về sự ràng buộc trong hôn nhân, chồng là chủ gia đình và vợ có nghĩa vụ phục tùng.
Xấu hổ: cũng có nguồn gốc từ ý thức hệ về vai trò giới trong gia đình, ngườ i phụ nữ không muốn để ngư ời ngoài biết những chuyện không hay của vợ chồng.
Vì con cái: không muốn phá vỡ hôn nhân vì lợi ích của con cái.
Thiếu sự trợ giúp: sự cô lập có thể khiến phụ nữ phải phụ thuộc vào chồng/bạn tình. Hoàn cảnh kinh tế khó khăn và sự xa cách với gia đình, bạn bè có thể khiến phụ nữ bị cô lập.
Thiếu nguồn lực: không có nguồn tài chính để tìm kiếm sự giúp đỡ (y tế, luật pháp...).
Ng ười chồng/bạn tình hứa sửa chữa, thay đổi: ngư ời phụ nữ tin vào điều đó và không vội tố cáo.
Phản ứng của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp: sợ mọi ngườ i không tin, thậm chí còn phê phán, lên án coi như ngư ời có lỗi hay khuyên phải chấp nhận bạo hành.
Vẫn còn yêu chồng/bạn tình: rất nhiều phụ nữ kết hôn vì tình yêu; tình cảm đó không thể biến mất một cách đơn giản khi đối mặt với khó khăn, nhất là khi sau bạo hành, ngư ời phụ nữ lại đ ược xoa dịu và lại nhen nhóm hi vọng rằng bạo hành sẽ không xảy ra nữa.
Những cản trở khiến nhân viên y tế không hỏi về bạo hành
Do quá bận rộn
Ch ưa đ ược tập huấn, thiếu kỹ năng
Nghĩ rằng có thể làm tổn thư ơng ng ười phụ nữ
Cho rằng sự giúp đỡ của họ có thể không đầy đủ
Không biết các dịch vụ giúp giải quyết bạo hành gia đình
Coi là việc cá nhân của khách hàng.
CÁC NGUYÊN TẮC KHI SÀNG LỌC PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH
Thực hiện sàng lọc với tất cả khách hàng nữ đến nhận dịch vụ: bất kỳ một phụ nữ nào đến cơ sở y tế nhận dịch vụ sức khoẻ sinh sản (SKSS) cũng có thể là nạn nhân của bạo hành đối với phụ nữ, và trong rất nhiều trư ờng hợp khó có thể biết được ai là nạn nhân. Vì thế, tất cả khách hàng đến nhận dịch vụ SKSS cần đư ợc sàng lọc, phát hiện bạo hành ngay từ phòng khám.
Đảm bảo bí mật thông tin của khách hàng. Chỉ hỏi khi không có mặt ngườ i khác, ngoài khách hàng và nhân viên y tế.
Sau khi khám nếu cần hỏi thêm những câu hỏi liên quan đến bạo hành, chờ khách hàng khi đã mặc đầy đủ quần áo để họ cảm thấy đư ợc tôn trọng.
Hỏi khách hàng với một thái độ đồng cảm và không phán xét. Tuỳ từng khách hàng mà đặt câu hỏi trực tiếp hay gián tiếp. Cán bộ y tế cần thật kiên nhẫn, tế nhị vì giúp phụ nữ nói ra đ ược những ấm ức là bướ c quan trọng để chống tệ nạn bạo hành.
QUY TRÌNH SÀNG LỌC:
Hỏi và quan sát khách hàng: xem họ có bị xâm phạm về mặt thể chất, tâm lý và tình dục không.
Để khách hàng không cảm thấy đột ngột, nên giải thích vì sao lại đặt ra những câu hỏi: “Bạo hành đối với phụ nữ là vấn đề liên quan đến sức khoẻ, vì thế chúng tôi hỏi tất cả khách hàng nữ về vấn đề này để có thể giúp đỡ họ”.
Hỏi và quan sát khách hàng xem họ có bị xâm phạm về mặt thể chất, tâm lý và tình dục không
Để sàng lọc bạo hành do chồng/bạn tình, có thể hỏi: “đã có rất nhiều phụ nữ đến cơ sở y tế của chúng tôi đã từng bị ngư ời thân trong gia đình như chồng/bạn tình đánh đập, chửi mắng hoặc bị cư ỡng ép phải quan hệ tình dục? Điều đó có xảy ra với chị không?”
Để sàng lọc cư ỡng ép tình dục, hiếp dâm, có thể hỏi: “Có bao giờ chị bị người thân hoặc thậm chí ng ười lạ buộc phải quan hệ tình dục không?”
Khám thực thể: tôn trọng yêu cầu về nhân sự và cách tiếp cận. Một nhân viên y tế nữ nên có mặt trong suốt thời gian khám ngư ời phụ nữ bị bạo hành. Cách tiếp cận gồm 3 chữ T: tổng thể (không bỏ sót những tổn thươ ng thể chất, tâm lý, những vấn đề đặc thù của mỗi cá nhân); tôn trọng; tế nhị.
Nạn nhân sau bạo hành thường nhạy cảm, dễ bị tổn thươ ng nên không đồng ý khám ngay cả khi đã bước vào phòng. Cán bộ y tế cần giải thích rằng nạn nhân có quyền yêu cầu ngừng tiến trình khám bất cứ lúc nào khi cảm thấy không thoải mái.....
Khi nhận thấy một tổn thươ ng, chỉ tỏ thái độ bình thường, không gây hoang mang hay xúc phạm, ví dụ “Có một vết rách ở đây, chị có đau không ?”; tránh những bình luận như “Khí hư giống như bệnh lậu” hoặc đặt những câu hỏi nhạy cảm “ngoài chồng, chị có bạn tình khác không”.
Lưu ý các dấu hiệu có thể liên quan đến bạo hành
Các dấu hiệu thực thể:
Đi lại hoặc ngồi khó khăn.
Tổn th ương ở mắt, vết bầm tím, chảy máu, bỏng hoặc rách da không có lý do.
Quần áo hoặc quần áo lót rách nát, dính máu.
Đau bụng.
Suy dinh dưỡng
Các dấu hiệu tổn thương liên quan đến SKSS:
Rối loạn chức năng tình dục.
Bị bệnh phụ khoa, sảy thai, đau vùng tiểu khung mãn tính.
Tổn th ương bộ phận sinh dục nữ.
Không sử dụng biện pháp tránh thai nào mặc dù không muốn có thai
Nạo thai nhiều lần
Mắc các bệnh lây truyền qua đườ ng tình dục, nhiễm HIV/AIDS
Vết thương trong quá trình mang thai: vết thương ở bụng
Đại, tiểu tiện không tự chủ.
Nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát.
Các dấu hiệu tình cảm và hành vi
Có biểu hiện rối loạn tinh thần sau bạo hành.
Thiếu lòng tự tin, sợ hãi, bồn chồn, xấu hổ, trầm cảm, xa lánh mọi ngư ời.
Mặc cảm phạm tội, không dám biểu lộ cả sự tức giận.
Mất ngủ, ăn không ngon.
Biện hộ hay nói nhẹ đi về hành vi của chồng.
Có ý định tự tử hoặc rời bỏ gia đình.
XỬ TRÍ CỦA CÁN BỘ Y TẾ
Xử trí khi phát hiện khách hàng bị bạo hành
Hỏi toàn bộ tiền sử về bạo hành và ghi chép vào hồ sơ (Tham khảo Phiếu ghi chép thông tin khách hàng nữ bị bạo hành dưới đây). Những thông tin này bao gồm: dạng bạo hành giới, xảy ra khi nào, đánh dấu vào sơ đồ cơ thể ngư ời về những vết thương thể chất như các vết bầm tím hoặc vết sẹo, tiền sử bị ngược đãi, đánh giá sự an toàn, các bước xử lý của nhân viên y tế và chuyển tới địa chỉ giúp đỡ. Việc ghi chép này rất quan trọng vì có thể giúp đỡ cho nhân viên y tế và có thể được sử dụng như chứng cứ để buộc tội. Vì thế, cần ghi chép khách quan, trung thực, tránh bình luận liên quan đến bạo hành. Lưu ý là phần ghi chép này chỉ lưu trong hồ sơ bệnh viện. Không ghi thông tin liên quan đến bạo hành trong phiếu khám của bệnh nhân.
Điều trị y tế:
Đảm bảo những thươ ng tổn thực thể của khách hàng đều được điều trị chu đáo hoặc chuyển khách hàng tới các bộ phận chuyên môn khác trong cùng cơ sở nếu cần, hoặc cơ sở y tế cấp cao hơn.
Trong tr ường hợp ngư ời bệnh bị hãm hiếp, cung cấp thuốc tránh thai khẩn cấp khi sự việc xảy ra càng sớm càng tốt (xem bài “Các biện pháp tránh thai khẩn cấp”; cung cấp xét nghiệm thai hoặc chuyển lên tuyến trên.
Nếu khách hàng có thai ngoài ý muốn: tư vấn và tạo điều kiện cho người bệnh đến cơ sở y tế cung cấp dịch vụ phá thai.
Tư vấn, cung cấp thông tin nâng cao nhận thức về bạo hành phụ nữ và quyền được chăm sóc bảo vệ.
Nhấn mạnh tới sự an toàn của khách hàng và con cái. Những câu hỏi có thể sử dụng khi nói về vấn đề này là: “Chị có cảm thấy an toàn khi về nhà bây giờ không?”; “Chúng ta có thể nói về những việc cần làm nếu sự an toàn của chị hoặc con chị bị đe doạ”; “Chị có thể liên lạc với ai trong trư ờng hợp khẩn cấp?”; “Chị và con chị có thể ở nhà ai nếu cần thiết ?”; “Chị có số điện thoại khẩn cấp của công an không ?”.
Giới thiệu khách hàng bị bạo hành đến các cơ sở giúp đỡ khác ngoài y tế (tư vấn, chuyên gia tâm lý, công an, toà án, chính quyền, hội phụ nữ.v.v.). Những câu nói gợi ý hướ ng khách hàng tìm sự trợ giúp ngoài y tế; “Chị nghĩ thế nào nếu nói với ai đó về tình trạng bị bạo hành của mình?”; “Có khó khăn đối với chị khi làm việc đó không?”; “Chị có nghĩa rằng sẽ hữu ích nếu nói với ai đó về tình trạng bị bạo hành của mình?”.
Hẹn khám lại.
Trong trường hợp phát hiện nguy hiểm đến tính mạng người phụ nữ, cần thông báo chính quyền, công an, nhằm bảo vệ và ngăn chặn bằng pháp luật
Nếu khách hàng không tiết lộ về bạo hành nh ưng nhân viên y tế nghi ngờ, hoặc khách hàng trả lời đã từng bị bạo hành như ng hiện tại không bị
Chia sẻ với khách hàng: bạo hành phụ nữ có thể sẽ xảy ra với họ.
Cung cấp những thông tin về bạo hành phụ nữ.
Giới thiệu với khách hàng cơ sở y tế sẵn sàng giúp đỡ nạn nhân bị bạo hành.
Để ý thái độ và hành vi của ngư ời đàn ông đưa nạn nhân đến, phát hiện những biểu hiện đáng ngờ.
Ghi chép nghi ngờ này vào hồ sơ bệnh viện để có thể theo dõi sau này
Giới thiệu khách hàng về các cơ sở khác ngoài y tế có thể giúp đỡ phụ nữ bị bạo hành (Tư vấn, công an, văn phòng luật sư, chính quyền, hội phụ nữ.v.v.).
PHỤ LỤC: PHIẾU GHI CHéP THÔNG TIN CỦA KHÁCH HÀNG BỊ BẠO HÀNH
Tên cơ sở y tế
.................................... ....................................
PHIẾU GHI CHÉP THÔNG TIN KHÁCH HÀNG NỮ BỊ BẠO HÀNH
Ngày......tháng.....năm.....
Phần hành chính:
Họ và tên khách hàng ..................................................Tuổi....................
Địa chỉ....................................................................................................
Điện thoại (nếu có)....................................................................................
Khi cần báo tin cho ai (địa chỉ, điện thoại)......................................................
................................................................................................................
Nghề nghiệp...............................................................................................
Trình độ học vấn.........................................................................................
Tình trạng hôn nhân....................................................................................
Ch ưa có gia đình Ly hôn Goá
Có gia đình Ly thân
Có chồng bao nhiêu năm: ...........................................................................
Số con: ...............................................Trai..................... Gái.......................
Tên ng ười gây bạo hành:
Quan hệ với khách hàng:
Chồng ¨ Người trong gia đình ¨ Ngườ i ngoài ¨ Khác ¨
Loại hình bạo hành:
Bạo hành do chồng/bạn tình ¨ Hiếp dâm ¨
Lạm dụng tình dục ¨ Nghi ngờ ¨
Khám và điều trị:
Lời khai của khách hàng/người nhà khách hàng: (Tiền sử bệnh tật trước đây, tiền sử tình dục (lạm dụng, cưỡng ép, bệnh lây truyền qua đường tình dục...), tiền sử bị các biến chứng, tiền sử bị ngược đãi).
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Khám thực thể: (Vết thươ ng hiện tại: loại bạo hành, xảy ra khi nào, điền vào sơ đồ cơ thể những chứng cứ nh ư các vết bầm, vết sẹo, .v.v. ) Sơ đồ cơ thể:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Các biện pháp điều trị (điều trị/cho đơn):
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Đánh giá sự an toàn: (bệnh nhân hiện có bị đe doạ gì không)
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Có nhập viện không: Có ¨ Không ¨
Điều trị: Từ ngày................ đến..............................
Tình trạng sức khoẻ lúc ra viện (các tổn thư ơng nh ư thế nào? đã hồi phục chưa ?)
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Chuyển đến các dịch vụ có liên quan:
Chuyển viện ...........................................................................................................
-
-
-
Chuyển tới các nguồn hỗ trợ
Ngày tháng năm
Người điều trị
(Kí, ghi rõ họ tên)
TƯ VẤN PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH
MỤC ĐÍCH TƯ VẤN
Xác định mức độ an toàn của khách hàng, con cái họ và thảo luận kế hoạch an toàn.
Xác định các nguy cơ liên quan đến sức khoẻ sinh sản tình dục và giúp khách hàng phòng các nguy cơ này.
Giúp khách hàng nhận biết được họ đang là nạn nhân của bạo hành và biết được bạo hành là hành vi không chấp nhận được.
Giúp khách hàng chia sẻ, giải toả cảm xúc, động viên, an ủi khách hàng, giúp khách hàng tự tin và có thể tự ra quyết định.
Cung cấp cho khách hàng các địa chỉ hỗ trợ trong và ngoài hệ thống y tế và giúp khách hàng liên hệ với các cơ quan hỗ trợ nếu cần.
CÁC BƯỚC TƯ VẤN
Tư vấn cho phụ nữ bị bạo hành cũng tuân thủ các nguyên tắc, kĩ năng, và các bước của tư vấn sức khoẻ sinh sản. Hai kỹ năng đặc biệt quan trọng trong tư vấn cho phụ nữ bị bạo hành là “tạo mối quan hệ” và kỹ năng “lắng nghe”. Kỹ năng “tạo mối quan hệ” đặc biệt quan trọng trong tư vấn bạo hành phụ nữ vì chỉ khi thực sự tin cậy, phụ nữ mới sẵn sàng chia sẻ các vấn đề nhạy cảm như bị bạo hành. Kỹ năng “lắng nghe” không chỉ giúp người tư vấn hiểu được tâm tư tình cảm, nguyện vọng của khách hàng mà còn giúp khách hàng thấy rằng vấn đề của họ thực sự được cán bộ tư vấn quan tâm. Việc lắng nghe tích cực của cán bộ tư vấn sẽ làm khách hàng tin tưởng và sẵn sàng thổ lộ hơn.
Gặp gỡ
Trao đổi với khách hàng rằng cơ sở y tế là một trong những nơi có thể giúp đỡ khách hàng bị bạo hành, việc khách hàng cho cán bộ y tế biết mình đang bị bạo hành là một việc rất tốt vì điều đó sẽ giúp cán bộ y tế hỗ trợ khách hàng hiệu quả hơn. Ví dụ: “Tôi rất tiếc vì điều này đã xảy ra với chị, xin hỏi thêm một vài câu nữa về vấn đề bạo hành để có thể giúp chị tốt hơn”; “Chị có thể kể thêm với tôi về điều gì đã xảy ra với chị?”; “Chị chưa từng nói với ai về vấn đề này, đây hẳn là một bước ngoặt lớn khi kể với tôi về điều này.”
Giải thích để khách hàng hiểu cuộc tư vấn có thể không làm giảm bạo hành ngay được nhưng sẽ giúp khách hàng giảm thiểu nguy cơ liên quan đến sức khoẻ sinh sản tình dục của khách hàng và đảm bảo an toàn cho khách hàng và con cái họ; Đặc biệt qua cuộc tư vấn này, nhân viên y tế có thể giúp khách hàng kết nối đến các hỗ trợ trong và ngoài y tế khác khi việc hỗ trợ nằm ngoài khả năng của cơ sở. Ví dụ: tư vấn viên có thể nói với khách hàng “Chị biết đấy, đây là một vấn đề phức tạp và diễn ra với chị trong thời gian dài, vì vậy chúng ta không thể giải quyết chỉ trong ngày một ngày hai. Trong buổi nói chuyện hôm nay, chúng ta có thể cùng nhau xác định được các nguy cơ liên quan đến sức khoẻ sinh sản tình dục và sự an toàn của chị để giúp giảm thiểu tối đa các nguy cơ này. Chúng tôi hy vọng sau buổi nói chuyện này chị sẽ hiểu rõ vấn đề của mình hơn và từ đó có các quyết định phù hợp hơn.”
Khẳng định với khách hàng về tính bí mật thông tin của cuộc tư vấn cũng như quyền của khách hàng không phải trả lời tất cả các câu hỏi. Khách hàng có thể dừng cuộc tư vấn nếu muốn. Ví dụ: “Chúng tôi xin đảm bảo giữ bí mật thông tin về cuộc trao đổi ngày hôm nay giữa chị và tôi. Chị cũng có thể từ chối bất cứ câu hỏi nào nếu chị không muốn trả lời.”
Gợi hỏi
Hỏi tiền sử của khách hàng (tên, tuổi, hoàn cảnh gia đình, mức độ bị bạo hành, hình thức bạo hành, thời gian bị bạo hành,...). Cần tìm hiểu hiện trạng bị bạo hành của khách hàng ở tất cả các khía cạnh như thể xác, tinh thần và tình dục.
Ví dụ: “Chị hãy kể cho tôi nghe một chút về hoàn cảnh gia đình chị?”, “Chị bị hành hạ/ bị đánh/bị cưỡng ép quan hệ tình dục/bị dày vò về tinh thần/..../như thế này bao lâu rồi?”, “Mức độ thường xuyên?”, “Lần gần đây nhất là khi nào?”
Đánh giá nguy cơ bị mang thai ngoài ý muốn và mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm cả HIV do bị bạo hành tình dục.
Ví dụ: “Hiện tại chị có đang sử dụng biện pháp nào để phòng tránh khi quan hệ tình dục không?”, “Chị đã từng bị mang thai ngoài ý muốn lần nào chưa?”, “Chị có nghĩ là chị có thể bị mang thai ngoài ý muốn trong tương lai không? Điều gì khiến chị nghĩ như vậy?”, “Chị đã từng bị mắc các bệnh phụ khoa hay bệnh lây truyền qua đường tình dục lần nào chưa?”, “Chị có nghĩ là chị có thể bị mắc các bệnh này trong tương lai không? Điều gì khiến chị nghĩ như vậy?”
Tìm hiểu nguy cơ về an toàn tính mạng của bản thân khách hàng và con cái họ sau cuộc thăm khám này.
Những câu hỏi có thể sử dụng khi nói về vấn đề này là: “Chị có cảm thấy an toàn khi ở nhà bây giờ không?”; “Chúng ta có thể nói về những việc cần làm nếu sự an toàn của chị hoặc con chị bị đe doạ”; “Ai là người chị có thể liên lạc trong trường hợp khẩn cấp?”; “Chị và con chị có thể ở nhà người nào nếu cần thiết?”; “Chị có biết số điện thoại khẩn cấp của công an không?”
Tìm hiểu nguy cơ khách hàng bị gây khó khăn trong việc thực hiện chăm sóc và điều trị trong lần thăm khám này.
Ví dụ: “Chị đến đây có bị ai gây cản trở không?”; “Chồng/bạn tình chị có nghi ngờ gì khi chị đến đây không?”; “Chị đã bị gây cản trở như thế nào khi đến khám và điều trị tại đây?”, ”Chị có gặp khó khăn gì từ phía chồng/bạn tình trong quá trình điều trị ở đây?”.
Giới thiệu thông tin: Cung cấp thông tin tuỳ từng trường hợp cụ thể mà việc cung cấp thông tin có thể khác nhau. Các thông tin cơ bản cần cung cấp là:
Khái niệm bạo hành, thái độ với bạo hành và quyền của phụ nữ. Các quyền này bao gồm: quyền được an toàn và không bị bạo hành; quyền được tin tưởng khi báo cáo về bạo hành; quyền không chịu trách nhiệm cho hành vi bạo hành; quyền được trao đổi bí mật; quyền được đưa ra các quyết định của bản thân; quyền được quan tâm khi bị đe doạ; quyền có thông tin chính xác về nguồn lực, những lựa chọn pháp luật và chuyển tới các địa chỉ hỗ trợ. Cần truyền tải những thông điệp như “Không ai sinh ra để bị bạo hành”; “Chị không có lỗi bởi hành vi bạo hành của chồng”; Bạo hành là vi phạm quyền con người”; ”Trường hợp của chị không phải là hãn hữu. Đã có rất nhiều phụ nữ ở hoàn cảnh tương tự như chị, ở cả Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới”.
Nguy cơ về bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS và nguy cơ mang thai ngoài ý muốn do bị cưỡng ép quan hệ tình dục, do chồng/bạn tình không sử dụng bao cao su hoặc không cho
sử dụng biện pháp tránh thai. Trao đổi với khách hàng về cách thức lây truyền của bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS và các điều kiện có thể xảy ra mang thai ngoài ý muốn. Cùng với khách hàng tìm hiểu xem những yếu tố này có tồn tại ở khách hàng không để từ đó giúp khách hàng nhận ra nguy cơ của mình.
Các nguy cơ khác về sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tình dục do bạo hành gây ra. Tuỳ thuộc vào các thông tin trao đổi với khách hàng mà người tư vấn có thể xác định ra các ảnh hưởng về SKSS và SKTD khác nhau để trao đổi với khách hàng, ví dụ như các ảnh hưởng đến thai nhi khi bà mẹ mang thai bị đánh đập.
Thông tin về các biện pháp tình dục an toàn. Hỏi xem khách hàng đã biết các thông tin về các biện pháp tình dục an toàn chưa và cung cấp cho khách hàng thông tin về các biện pháp tình dục an toàn.
Cách thức giúp đảm bảo an toàn tính mạng cho khách hàng và con cái. Trường hợp xác định thấy sự an toàn của khách hàng hiện tại đang bị đe doạ, cần báo với lãnh đạo cơ sở y tế và trao đổi với khách hàng về các biện pháp giúp đảm bảo an toàn trong điều kiện của khách hàng.
Có thể gợi ý với khách hàng các giải pháp sau:
Nhớ số điện thoại của công an (113), chính quyền và điện thoại người thân gần nhất khi bạn gọi họ có thể đến kịp thời.
Xác định một hoặc một số hàng xóm mà bạn có thể kể với họ về bạo hành, nhờ họ giúp đỡ nếu nghe thấy tiếng ầm ĩ bên nhà bạn.
Nếu cãi cọ là không tránh khỏi, cố gắng để nó xảy ra ở trong phòng hoặc nơi nào đó bạn có thể thoát ra một cách dễ dàng. Không nên ở trong phòng có vũ khí và hung khí.
Tập cách rời khỏi nhà một cách an toàn. Xác định được cách thức thoát ra một cách tốt nhất bằng cửa ra vào, cửa sổ, cầu thang máy, cầu thang.
Chuẩn bị sẵn túi có đựng khoá dự phòng, tiền bạc, tài liệu quan trọng và quần áo. Gửi túi này ở nhà người thân hoặc bạn bè, trong trường hợp bạn phải rời nhà trong tình trạng vội vã.
Nghĩ ra một mật mã sử dụng với con cái, gia đình và hàng xóm khi bạn cần giúp đỡ khẩn cấp hoặc muốn họ gọi cho cảnh sát.
Quyết định nơi bạn đến và lên kế hoạch đến đó (thậm chí ngay cả trong trường hợp bạn không nghĩ rằng cần phải rời nhà) nếu bạn phải rời khỏi nhà.
Dựa vào sự nhạy cảm và đánh giá của bản thân. Nếu cảm thấy tình trạng nguy hiểm, có thể nghĩ đến việc nghe theo những yêu cầu của kẻ bạo hành để anh ta nguôi nóng giận. Bạn có quyền bảo vệ bản thân và con cái bạn.
Nhớ rằng bạn không đáng bị đánh đập hay đe doạ.
Thông tin về các địa chỉ hỗ trợ. Người tư vấn cần có sẵn danh sách các địa chỉ hỗ trợ trong và ngoài cộng đồng để có thể giới thiệu khách hàng đến trong trường hợp cần thiết. Việc có sẵn các địa chỉ hỗ trợ này là rất quan trọng vì cán bộ y tế không thể giải quyết mọi vấn đề và hơn nữa lại thường thiếu thời gian để trao đổi cụ thể với khách hàng. Các địa chỉ hỗ trợ bao gồm tư vấn tâm lí, tư vấn pháp lí, sức khoẻ tâm thần, nhà tạm lánh, cơ quan xã hội bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, công an, toà án,...
Giúp đỡ: Thảo luận với khách hàng về các kế hoạch của họ, cụ thể cho từng vấn đề sau
An toàn tình dục: trao đổi với khách hàng xem khách hàng quyết định lựa chọn biện pháp nào để thực hiện an toàn tình dục, xác định thời gian khách hàng sẽ thực hiện việc an toàn tình dục này. Ví dụ: nếu khách hàng chọn bao cao su. Trao đổi với khách hàng về các hoạt động liên quan đến việc thực hiện an toàn tình dục, ví dụ: đi mua bao cao su, học cách sử dụng bao cao su, thuyết phục chồng sử dụng bao cao su. Sau khi đã xác định được các hoạt động cụ thể của kế hoạch, cùng khách hàng xác định thời điểm và thời gian thực hiện từng hoạt động cụ thể này cũng như các phương tiện và người hỗ trợ cần thiết.
An toàn của bản thân khách hàng và con cái trong trường hợp nguy cấp. Trao đổi với khách hàng về các hoạt động cụ thể mà khách hàng có thể làm để bảo đảm an toàn. Xác định thời điểm và thời gian mà khách hàng dự định thực hiện các hoạt động này, phương tiện và người hỗ trợ.
Các vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khoẻ nói chung và cụ thể là sức khoẻ sinh sản và tình dục do bạo hành gây ra. Thảo luận với khách hàng những việc cần làm để chăm sóc các vấn đề sức khoẻ nói chung và cụ thể là sức khoẻ sinh sản và tình dục nói riêng, thời gian thực hiện các hoạt động này, phương tiện và người hỗ trợ.
Giảm nguy cơ bị bạo hành: mặc dù giảm nguy cơ bị bạo hành không phải là mục tiêu chính của tư vấn tại cơ sở y tế, người tư vấn vẫn có thể trao đổi với khách hàng về một kế hoạch để giảm nguy cơ bị bạo hành. Trao đổi với khách hàng về các tình huống thường xảy ra bạo hành, làm thế nào để tránh được các tình huống này, ai là người có thể can thiệp ngay để bạo hành không xảy ra,...Hướng dẫn khách hàng đến trung tâm tư vấn hỗ trợ xã hội và pháp luật nếu thấy cần. Khi thảo luận việc giảm nguy cơ bị bạo hành, người tư vấn cần đặc biệt lưu ý để tránh không khuyên khách hàng chịu nhịn đi hay chiều theo các yêu cầu của người gây bạo hành mà cần hỗ trợ khách hàng để giải quyết các mâu thuẫn một cách khéo léo.
Giải thích:
Giúp khách hàng thực hiện kế hoạch:
Tìm hiểu các khó khăn khách hàng có thể gặp phải khi thực hiện các kế hoạch ở trên và cùng thảo luận với khách hàng cách giải quyết những khó khăn đó. Ví dụ:
Cung cấp các kĩ năng cần thiết như kĩ năng sử dụng bao cao su, kĩ năng thương thuyết, kĩ năng kiềm chế cảm xúc,...
Kĩ năng sử dụng bao cao su: nếu khách hàng chưa biết cách sử dụng bao cao su, hướng dẫn khách hàng sử dụng bao cao su và yêu cầu khách hàng thực hành sử dụng bao cao su trên mô hình. Nếu có thể, phát bao cao su cho khách hàng trước khi khách hàng rời cơ sở y tế.
Kĩ năng thuyết phục: nếu khách hàng nói gặp khó khăn trong việc thuyết phục chồng hay bạn tình, người tư vấn có thể sử dụng kĩ thuật “chiếc ghế trống” để cùng khách hàng thực hành kĩ năng thương thuyết. Trước khi bắt đầu, khách hàng cần xác định rõ mục đích của cuộc nói chuyện này và cách thức thực hiện (sẽ nói gì). Yêu cầu khách hàng nhìn vào một chiếc ghế trống và tưởng tượng đó là chồng hay bạn tình của khách hàng. Khách hàng tìm cách nói ra những câu thuyết phục chồng hay bạn tình của mình. Người tư vấn sẽ đưa ra những câu thách thức lại để khách hàng có thể lường trước các khó khăn có thể gặp phải khi trao đổi với chồng hoặc bạn tình. Nếu cuộc thảo luận thất bại. Người tư vấn và khách hàng sẽ cùng làm việc lại để đặt lại mục tiêu của cuộc nói chuyện, sau đó lại bắt đầu lại từ đầu.
Kĩ năng kiềm chế cảm xúc: nếu qua quá trình trao đổi thông tin, người tư vấn xác định một trong các khó khăn của khách hàng là kiềm chế cảm xúc, người tư vấn có thể giúp khách hàng thực hiện một số kĩ thuật để kiềm chế cảm xúc. Ví dụ: uống một cốc nước mát hay tắm nước lạnh có thể làm dịu cơn nóng giận, nhắm mắt lại hít sâu rồi thở ra từ từ, nhắm mắt lại thả lỏng toàn thân, nghĩ trong đầu những hậu quả của việc không kiềm chế được cảm xúc để từ đó kiềm chế cảm xúc tốt hơn.
Giúp khách hàng liên hệ với các cá nhân và đơn vị hỗ trợ trong và ngoài cơ sở y tế: cung cấp cho khách hàng thông tin cụ thể để khách hàng có thể kết nối được. Trường hợp cần thiết có thể viết thư giới thiệu hoặc trực tiếp đưa khách hàng đến những cơ sở này.
Gặp lại: Hẹn khách hàng thời gian gặp lại. Nói khách hàng có thể liên hệ qua điện thoại hoặc quay trở lại bất cứ khi nào khách hàng cảm thấy cần. Cho khách hàng địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.
CÁC ĐIỂM NÊN LÀM VÀ KHÔNG NÊN LÀM KHI TƯ VẤN CHO PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH
Các điểm nên làm khi tư vấn cho phụ nữ bị bạo hành
Đảm bảo tính riêng tư, kín đáo: chỉ tư vấn cho khách hàng khi trong phòng không có mặt người khác ngoài nhân viên y tế và khách hàng; tận dụng mọi thời điểm mà cán bộ tư vấn có thể tiếp xúc riêng với khách hàng (ví dụ: tại phòng khám, khi đưa khách hàng đi làm xét nghiệm,...).
Lắng nghe tích cực, làm cho khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn và sẵn sàng thổ lộ.
Giúp khách hàng mạnh lên: luôn động viên và cho khách hàng biết có nhiều người cũng gặp hoàn cảnh như vậy. Tìm các điểm khách hàng đã làm tốt và khích lệ khách hàng. Ví dụ: “Điều gì khiến chị đã đứng vững trước ông chồng của mình trước đây?” “Trước đây chị đã làm gì để đảm bảo sự an toàn cho bản thân?”
Cung cấp các tài liệu tuyên truyền để khách hàng tìm hiểu thêm sau buổi tư vấn.
Để khách hàng tự quyết định, người tư vấn chỉ đưa ra các lựa chọn chứ không quyết định thay cho khách hàng.
Cần chuẩn bị sẵn khăn giấy trong phòng tư vấn vì khách hàng có thể khóc.
Các điểm không nên làm khi tư vấn cho phụ nữ bị bạo hành
Không nên tư vấn cho người bị bạo hành khi có mặt người khác (ví dụ như người nhà, bệnh nhân khác) trừ khi khách hàng yêu cầu vì có thể gây nguy hiểm cho họ.
Không phán xét người phụ nữ, không để họ có cảm giác có lỗi và xấu hổ.
Không nên quyết định thay khách hàng, nhưng cần giúp khách hàng nghĩ ra các giải pháp mới và để khách hàng tự quyết định.
-
Tài liệu mới nhất
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)