Lâm sàng tim mạch học: Viêm màng ngoài tim- cơ tim
- Tác giả: Viện tim mạch Việt Nam
- Chuyên ngành: Tim mạch
- Nhà xuất bản:Viện tim mạch Việt Nam
- Năm xuất bản:2019
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Lâm sàng tim mạch học: Viêm màng ngoài tim- cơ tim
Viêm màng ngoài tim và viêm cơ tim xảy ra đồng thời được gọi là viêm màng ngoài tim - cơ tim (perimyocarditis). Ở các nước phát triển nguyên nhân thường do virus, trong khi ở các nước đang phát triển, nguyên nhân nhiễm khuẩn phổ biến hơn (đặc biệt là lao).
Chẩn đoán viêm màng ngoài tim - cơ tim: Nếu có các tiêu chuẩn chẩn đoán xác định viêm màng ngoài tim cấp tính như trên kèm theo có tăng các marker sinh học tổn thương cơ tim (troponin I, troponin T, CK - MB) mà không kèm theo mới xuất hiện suy giảm chức năng thất trái cục bộ hay lan tỏa trên siêu âm tim hoặc CHT tim.
Lưu ý thuật ngữ viêm màng ngoài tim - cơ tim chỉ trường hợp bệnh cảnh chủ yếu là viêm màng ngoài tim và chỉ có một vùng nhỏ là viêm cơ tim.
Nếu có rối loạn chức năng thất trái mới xuất hiện khu trú hoặc lan tỏa kèm theo tăng các marker sinh học của tim và có bằng chứng của viêm màng ngoài tim cấp gợi ý viêm cơ tim là chủ yếu và viêm màng ngoài tim kèm theo (Viêm cơ tim - màng ngoài tim).
Để chẩn đoán xác định chắc chắn viêm cơ tim cần sinh thiết cơ tim, tuy nhiên chẩn đoán trong bệnh cảnh này thường chỉ cần dựa vào lâm sàng. Trong trường hợp này, chụp mạch vành được khuyến cáo để loại trừ hội chứng động mạch vành cấp. MRI giúp xác định có viêm cơ tim kèm theo và loại trừ hoại tử thiếu máu cơ tim.
Điều trị
Bệnh nhân viêm màng ngoài tim - cơ tim, cần được điều trị theo dõi tương tự bệnh nhân viêm màng ngoài tim.
Một số tác giả gợi ý giảm liều NSAIDs so với trường hợp chỉ có viêm màng ngoài tim. Do trên các thử nghiệm ở động vật có viêm cơ tim, NSAIDs không hiệu quả thậm chí làm tăng tình trạng viêm và làm tăng tỷ lệ tử vong, tuy nhiên chưa có đủ cơ sở để đưa ra khuyến cáo ở người.
Hiện nay, chưa đủ dữ liệu để khuyến cáo dùng colchicine ở các bệnh nhân này.
Các phương thức điều trị không đặc hiệu khác như nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động thể lực nặng được khuyến cáo cho tất cả các bệnh nhân viêm màng ngoài tim- cơ tim.
Nếu viêm màng ngoài tim đơn độc, có thể hoạt động thể lực trở lại khi không có bằng chứng của bệnh hoạt động ở những người không phải vận động viên hoặc sau 3 tháng đối với vận động viên.
Khi có nghi ngờ có viêm cơ tim đi kèm, ý kiến các chuyên gia và các khuyến cáo là chống chỉ định hoạt động thể lực ít nhất 6 tháng đối với những người tham gia vào các môn thể thao đối kháng.
Tiên lượng
Tiên lượng viêm màng ngoài tim - cơ tim vô căn hoặc do virus thường tương đối tốt. Các dữ liệu đến nay cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ xuất hiện các biến chứng (tái phát, ép tim, VMNT co thắt) giữa nhóm viêm màng ngoài tim và viêm màng ngoài tim - cơ tim.
-
Tài liệu mới nhất
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)