Bài giảng Sử dụng kháng sinh trong khi thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ
- Tác giả: Lê Thị Mỹ Trinh, Âu Nhựt Luân
- Chuyên ngành: Sản phụ khoa
- Nhà xuất bản:Đại học Y -dược Tp Hồ Chí MInh
- Năm xuất bản:2018
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bài giảng Sử dụng kháng sinh trong khi thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ
Lê Thị Mỹ Trinh 1, Âu Nhựt Luân 2
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
1Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: [email protected]
2Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: [email protected]
Kháng sinh là một nhóm dược phẩm được dùng rất phổ biến trong thời kỳ hậu sản do có nhiều vấn đề có liên quan đến nhiễm trùng xảy ra trong thời gian này. Hiểu biết về chống chỉ định của một số kháng sinh thông dụng sẽ giúp đỡ việc chọn lựa kháng sinh tốt hơn.
Một cách tổng quát, trước khi dùng kháng sinh (hay bất cứ một dược chất nào khác) cho một phụ nữ thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, bạn phải trả lời các câu hỏi sau:
Dược chất đó có qua được sữa mẹ hay không?
Nếu qua được sữa mẹ, liệu dược chất đó có bị trẻ hấp thu qua đường tiêu hóa hay không?
Nếu dược chất được trẻ hấp thu qua đường tiêu hóa thì nó có khả năng gây hại cho trẻ hay không?
Các vấn đề cụ thể liên quan đến việc dùng kháng sinh gồm:
Các kháng sinh không qua được sữa mẹ là các kháng sinh an toàn cho trẻ khi thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ.
Các kháng sinh có thể qua được sữa mẹ hay không qua được sữa mẹ. Các kháng sinh không qua được sữa mẹ là các kháng sinh an toàn cho trẻ khi thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ. Chúng gồm:
Thuốc điều trị sốt rét chloroqiune
Thuốc Rifampin
Các kháng sinh qua được sữa mẹ có thể không được hấp thu qua đường tiêu hóa, và vì thế không có tác hại.
Một số kháng sinh chỉ được dùng bằng đường tiêm do không thể hấp thu qua đường tiêu hóa. Khi được dùng qua đường tiêm ở mẹ, thuốc có thể đào thải vào sữa mẹ. Tuy nhiên, tương tự như mẹ, chúng không bị hấp thu bởi đường tiêu hóa trẻ. Chúng gồm:
Streptomycin
Gentamycin hay các aminoglycoside khác
Khi kháng sinh qua được sữa mẹ, và được hấp thu qua đường tiêu hóa trẻ, cần phải xem xét độc tính cụ thể.
Bảng sau giúp tra cứu nhanh các kháng sinh thông dụng:
Một số kháng sinh chính và khả năng có thể dùng được khi đang thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ |
|||
Tên kháng sinh |
Loại FDA thai kỳ |
Khả năng dùng khi sản phụ thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ: khả năng, lý giải và thận trọng khi dùng |
|
Amino-glycoside |
D |
An toàn |
Dù là nhóm D và hiện diện trong sữa mẹ, nhưng có thể dùng được do không hấp thu qua đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh |
Amoxicillin |
B |
An toàn |
Vấn đề kháng thuốc, tiêu chảy |
Azithromycin |
B |
An toàn |
Hiện diện với nồng độ rất thấp trong sữa mẹ |
Cephalexin |
B |
An toàn |
Vấn đề kháng thuốc, tiêu chảy |
Cephalosporin |
B |
An toàn |
Vấn đề tiêu chảy do tiêu diệt lactobacillus, nhưng khôi phục nhanh |
Chloram-phenicol |
C |
Không được dùng cho trẻ rất non |
Hiện diện trong sữa với hàm lượng thấp nhưng có khả năng bị tích lũy |
Chlorhexidine (tại chỗ) |
B |
An toàn |
|
Chloroquine |
A |
An toàn |
Rất ít qua sữa mẹ. An toàn cho trẻ sơ sinh |
Ciprofloxacin |
C |
Có thể dùng khi cần thiết |
Một báo cáo duy nhất ghi nhận viêm đại tràng giả mạc. AAP xem thuốc là an toàn khi nuôi con bằng sữa mẹ |
Clarithromycin |
C |
Rất thận trọng khi phải dùng |
Tương tác thuốc |
Clotrimazole(tại chỗ) |
B |
An toàn |
|
Doxycyclin |
D |
Không được dùng |
Lắng đọng trong xương |
Erythromycin |
B |
Rất thận trọng khi phải dùng |
Nồng độ rất cao trong sữa mẹ, cao hơn trong huyết tương mẹ. Khả năng có tương tác thuốc với carbamazepin, cyclosporin, digoxin, triazolam, theophylline, kháng đông và các thuốc chuyển hóa qua hệ thống P-450 |
Fluconazole |
C / D |
An toàn |
Nguy cơ được báo cáo cho thai kỳ. Không có nguy cơ trên cho con bú |
Fluoro-quinolone |
D |
Không dùng |
Nguy cơ gây bệnh khớp trên sinh vật thực nghiệm |
Metronidazole |
B |
Cân nhắc khi dùng |
Nồng độ không cao trong sữa mẹ. Chỉ cao trong một vài giờ đầu. Nếu dùng, nên dùng đơn liều. Gây mùi vị rất khó chịu cho sữa mẹ. Có thể cần phải hút bỏ sữa trong 24 giờ sau uống để tránh gây từ chối bú mẹ |
Nystatin |
C |
An toàn |
|
Penicillin |
B |
An toàn |
Vấn đề dị ứng, kháng thuốc, khả năng gây rối loạn khuẩn hệ ruột |
Rifampicin |
C |
An toàn |
Không qua được sữa mẹ |
Sulfamide |
C |
Rất thận trọng khi phải dùng |
Tăng vàng da do làm giảm liên kết của bilirubin với albumin Nói chung là không dùng cho trẻ trong tháng đầu hay cho trẻ rất non. Không được dùng cho trẻ thiếu G6PD |
Terconazole (tại chỗ) |
B |
An toàn |
|
Tetracycline |
D |
Không được dùng |
Lắng đọng trong xương, nhuộm màu của răng sữa và của cả răng vĩnh viễn nếu dùng trên 10 ngày |
Ghi chú xếp loại FDA về thuốc trong thai kỳ
A: Không có nguy cơ, từ các nghiên cứu RCT
B: Không có nguy cơ, từ các nghiên cứu không phải RCT
C: Không loại trừ khả năng có thể có nguy cơ D: Có chứng cứ rõ rệt về nguy cơ
X: Chống chỉ định tuyệt đối.
Penicillin, amoxicillin và nhóm cephalosporine được dùng rất nhiều và được xem là an toàn cho trẻ. Vấn đề của các kháng sinh này là, về mặt lý thuyết, có thể xảy ra kháng thuốc và tiêu chảy ở trẻ do làm thay đổi vi sinh vật đường ruột.
Erythromycin trong sữa mẹ có nồng độ cao hơn trong huyết tương. Vấn đề của erythromycin là khả năng tương tác thuốc. Ngoài việc tương tác với nhiều loại thuốc và làm giảm độ thanh thải của carbamazepine, cyclosporine, digoxin, theophylline… Nhìn chung, thuốc được xem là an toàn trong thời gian bú mẹ.
Metronidazole xuất hiện trong sữa với nồng độ thấp hơn nhiều lần trong huyết tương. Ngoại trừ việc làm cho sữa thay đổi màu và có mùi vị rất khó chịu khiến trẻ từ chối bú mẹ, thuốc đã được chứng minh là an toàn. Việc quyết định dùng metronidazole có thể dẫn đến việc từ chối bú mẹ hay
Nuôi con bằng sữa mẹ thất bại của nuôi con bằng sữa mẹ, nên cần cân nhắc khi sử dụng.
Nhóm trimethoprim-sulfamethoxazole không gây bất lợi nếu trẻ đủ tháng. Khi trẻ sanh non nhỏ hơn 32 tuần nên thận trọng vì nguy cơ vàng da do tăng bilirubin. Nguyên nhân là do sulfamide qua được sữa mẹ và được hấp thu vào tuần hoàn trẻ, làm giảm sự gắn kết của albumin và bilirubin, do đó tăng nguy cơ vàng da. Nguy cơ này cao ở trẻ non tháng và sẽ giảm dần theo tuổi. Vì lý do an toàn, không nên chỉ định trong giai đoạn trẻ sơ sinh bú mẹ. Sulfamide có thể được chỉ định khi trẻ hơn 4-6 tuần tuổi và không bị thiếu men G6PD.
Quinolone trước đây ghi nhận gây viêm khớp ở động vật chưa trưởng thành và có báo cáo gây viêm đại tràng giả mạc ở trẻ bú mẹ. Tuy nhiên chứng cứ gần đây cho thấy không có bất lợi nào rõ ràng đối với sơ sinh.
TÀI LIỆU ĐỌC THÊM
Ruth A. Lawrence. Breastfeeding. A guide for the medical profession. 8th edition. Elsevier 2015
-
Tài liệu mới nhất
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)