Cấy lại răng bị bật khỏi ổ răng
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2020
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Cấy lại răng bị bật khỏi ổ răng
ĐẠI CƯƠNG:
Là kỹ thuật đặt lại và cố định răng đã bật khỏi ổ răng về vị trí nguyên ủy để bảo tồn răng.
CHỈ ĐỊNH:
Răng bị bật khỏi ổ răng do sang chấn
Răng bị lấy ra khỏi ổ răng do điều trị.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Răng sữa.
Mô nâng đỡ răng không còn nguyên vẹn.
Tình trạng nhiễm khuẩn cấp trong khoang miệng
Tình trạng toàn thân không cho phép
CHUẨN BỊ:
Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật
Bác sĩ Răng hàm mặt.
Trợ thủ nha khoa.
Phương tiện:
Ghế máy nha khoa.
Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.
Dụng cụ cố định răng.
Thuốc và vật liệu
Thuốc tê.
Thuốc sát khuẩn.
Các dung dịch làm sạch: nước muối sinh lý, dung dịch chlorhexidine…
Vật liệu composite, nẹp.
Giấy cắn.
Bông, gạc vô khuẩn.
Người bệnh:
Được giải thích và đồng ý với kế hoạch điều trị.
Phim X quang xác định tình trạng mô nâng đỡ răng.
Hồ sơ bệnh án:
Theo quy định.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Kiểm tra hồ sơ bệnh án.
Kiểm tra người bệnh.
Thực hiện kỹ thuật:
Sửa soạn răng bị bật khỏi ổ răng:
Rửa sạch răng bằng nước muối sinh lý.
Khi thao tác luôn cầm vào thân răng để bảo tồn tối đa dây chằng quanh răng.
Trong giai đoạn chờ sửa soạn huyệt ổ răng, bảo quản răng ở dung dịch thích hợp tuỳ theo tình trạng của răng.
Sửa soạn huyệt ổ răng:
Gây tê tại chỗ vùng tổn thương
Lấy bỏ dị vật, mảnh xương vụn nếu có.
Rửa sạch huyệt ổ răng, tránh nạo huyệt ổ răng để bảo toàn tối đa dây chằng nha chu.
Kiểm tra huyệt ổ răng:
Trường hợp nghi ngờ cần chụp phim x quang để đánh giá.
Nếu huyệt ổ răng đủ điều kiện lưu giữ răng thì đặt lại răng vào huyệt ổ răng.
Đặt lại răng vào huyệt ổ răng:
Đặt lại răng vào ổ răng đúng vị trí giải phẫu ban đầu theo các răng lân cận và các mốc giải phẫu.
Kiểm tra và chỉnh sửa khớp cắn.
Cố định răng vào các răng lân cận bằng nẹp và composite.
Khâu vùng lợi bị tổn thương nếu cần.
Chụp X-quang kiểm tra.
Hướng dẫn người bệnh sử dụng kháng sinh toàn thân và nước súc miệng.
Hướng dẫn người bệnh chế độ ăn phù hợp.
Hướng dẫn tiêm dự phòng uốn ván.
Tháo nẹp cố định sau 2- 8 tuần tuỳ theo tình trạng của răng.
THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN:
Trong quá trình điều trị:
Chảy máu: Cầm máu.
Sau điều trị
Chảy máu: Cầm máu.
Đau: Sử dụng thuốc giảm đau.
Nhiễm trùng: Điều trị nhiễm trùng.
Tủy chết: Điều trị tủy.
-
Tài liệu mới nhất
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Bác sĩ Y học cổ truyền Việt Nam
09:51,03/12/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Bác sĩ Y học cổ truyền Việt Nam