Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis)
- Tác giả: ThS.Trần Thị Thùy Trang
- Chuyên ngành: Nhi khoa
- Nhà xuất bản:bệnh viện nhi trung ương
- Năm xuất bản:2020
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis)
ThS.Trần Thị Thùy Trang
ĐẠI CƯƠNG
Viêm da cơ địa là bệnh da thường gặp, đặc trưng bởi viêm da mạn tính, hay tái phát và ngứa. Thường gặp ở trẻ em, 95% ổn định sau 2 tuổi, còn lại chuyển thành viêm da cơ địa trẻ lớn. Cơ chế bệnh sinh của bệnh phức tạp, có thể liên quan đến một số yếu tố như sự bất thường chức năng hàng rào bảo vệ của da, môi trường và rối loạn đáp ứng miễn dịch.
LÂM SÀNG
Viêm da cơ địa trẻ < 2 tuổi: diễn biến cấp tính
Thường gặp ở trẻ 2-3 tháng. Bệnh thường nặng lên vào mùa đông, thời tiết hanh khô.
Tổn thương cơ bản là mụn nước tập trung thành đám trên nền dát đỏ.
Mụn nước tiến triển qua các giai đoạn: tấy đỏ, mụn nước, xuất tiết, đóng vảy và bong vảy da.
Vị trí thường gặp:má, trán, cằm có tính chất đối xứng.
Viêm da cơ địa trẻ lớn: diễn biến bán cấp
Thường gặp trẻ 2-5 tuổi
Tổn thương cơ bản: dát sẩn đỏ trên nền da đỏ tập trung thành mảng, dày da lichen hóa do cào gãi nhiều.
Vị trí: mặt duỗi, nếp gấp 2 bên, đối xứng.
Viêm da cơ địa người lớn: diễn biến mạn tính
Bệnh thường tiến triển từ nhỏ hoặc khởi phát ở người lớn.
Tổn thương cơ bản: dày da, lichen hóa do bệnh nhân cào gãi nhiều.
Vị trí: nếp gấp lớn, lòng bàn tay, lòng bàn chân, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân. Viêm da cơ địa khu trú có thể biểu hiện chàm đồng xu, chàm núm vú, chàm mi mắt, viêm môi bong vảy.
Viêm da cơ địa
CHẨN ĐOÁN
Theo tiêu chuẩn của Hanifi và Rajka1980, có ít nhất 3 tiêu chẩn chính và 3 tiêu chuẩn phụ
Tiêu chuẩn chính
Ngứa
Viêm da mạn tính và tái phát
Hình thái và vị trí thương tổn điển hình: trẻ em khu trú ở mặt và vùng duỗi ; trẻ lớn và người lớn biểu hiện dày da, lichen vùng nếp gấp
Tiền sử cá nhân hay gia đình có bệnh cơ địa dị ứng như viêm da cơ địa, hen phế quản, viêm mũi dị ứng
Tiêu chuẩn phụ
Khô da |
Ngứa khi ra mồ hôi |
Viêm môi |
Vảy phấn trắng |
Đục thủy tinh thể trước |
Chứng vẽ nổi |
Viêm kết mạc |
Giác mạc hình chóp |
Mặt đỏ, tái |
Tổn thương dày sừng nang lông |
Dị ứng thức ăn |
Tuổi phát bệnh sớm |
Chàm bàn tay |
Chàm núm vú |
IgE tăng |
Nếp dưới mắt Dennie-Morgan |
Phản ứng da tức thì với tuýp 1 dương tính |
Quầng thâm quanh mắt |
Dễ bị nhiễm trùng da và hay tái phát |
|
Chẩn đoán mức độ nặng
Dựa trên thang điểm SCORAD gồm 3 yếu tố
A: Độ lan rộng của tổn thương. Sử dụng quy luật số 9 để đánh giá phần trăm diện tích vùng thương tổn.
B: Mức độ tổn thương. Dựa trên tổng điểm của 6 triệu chứng (ban đỏ; sẩn/phù; tiết dịch/vảy tiết; xước da; lichen hóa; khô da)với mức độ từ 0-3 điểm cho từng triệu chứng.
C: Mức độ ngứa và mất ngủ trong 3 ngày gần nhất.Thang điểm từ 0-10 cho mỗi triệu chứng
Công thức tính: SCORAD= A/5 + 7B/2 + C
Tổng điểm: 0-103 điểm
Phân loại:
Nhẹ: SCORAD <25 điểm
Trung bình: SCORAD 25-50 điểm
Nặng: SCORAD >50 điểm
A: Độ lan rộng của tổn thương (quy luật số 9) B: Mức độ tổn thương
C: Mức độ ngứa, mất ngủ (3 ngày liên tiếp)
ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc điều trị
Phối hợp điều trị tại chỗ và toàn thân
Điều trị đúng theo từng giai đoạn
Tư vấn chế độ ăn; giáo dục và tư vấn
Tránh các chất kích thích, tránh dị nguyên
Điều trị tại chỗ
Dưỡng ẩm
Là điều trị nền cần thiết, duy trì lâu dài để hạn chế tái phát bệnh
Bôi ít nhất 2 lần/ngày, trong đó có 1 lần bôi sau tắm 5-10 phút. Bôi đủ lượng cần thiết với người lớn ít nhất 250 gr/tuần, với trẻ em 100 gr/tuần.
Đối với trẻ có nguy cơ bị viêm da cơ địa có thể bôi dưỡng ẩm sớm sau sinh để dự phòng.
Các loại dưỡng ẩm: (i) phục hồi hàng rào bảo vệ da như ceramide, acid béo; (ii) tác dụng hút nước như glycerin, sorbitol, urea...; (iii) có tác dụng như màng bịt giữ nước như paraffin, lanolin, petrolatum.
Corticoid bôi
Chỉ định trong đợt cấp.
Lựa chọn mức độ mạnh của corticoid tùy thuộc vào vị trí thương tổn, lứa tuổi; trẻ nhỏ thường chọn lựa corticoid bôi loại trung bình, nhẹ.
Liều sử dụng theo FTU (fingertip unit): lượng thuốc thoát ra từ lỗ có đường kính 5mm, trải dài hết đốt xa ngón trỏ. 1 FTU ở nam tương đương 0,5g, của nữ tương đương 0,4 g; trẻ em bằng 1/3 người lớn. Đối với người lớn, không dùng quá 45g/tuần với loại mạnh, 100g/tuần với loại trung bình, yếu.
Lượng thuốc bôi (đơn vị FTU)
Sử dụng 2 lần/ngày trong thời gian không quá 3 tuần; sau khi đạt hiệu quả không nên dừng đột ngột mà giảm liều dần dần.
Điều trị dự phòng: với trường hợp bệnh tái phát cần điều trị dự phòng bằng cortiocoid bôi 2 lần/tuần vào 2 ngày cuối tuần trong thời gian dài.
Tác dụng phụ: teo da, giãn mạch, trứng cá, rạn da do bôicorticoid mạnh hoặc kéo dài; tác dụng toàn thân hiếm gặp.
Thuốc ức chế calcineurin
Thường chỉ định cho trẻ > 2 tuổi. Tacrolimus 0,03%được dùng cho trẻ 2-15 tuổi, nồng độ 0,1% dùng cho người lớn.
Thuốc thường sử dụng sau đợt cấp điều trị corticoid, có thể bôi kéo dài trong vài tháng.
Tác dụng phụ: nóng rát, châm chích, tác dụng này mất đi sau vài ngày.
Điều trị toàn thân
Thuốc ức chế miễn dịch
Chỉ định trong trường hợp kém đáp ứng với thuốc bôi đơn độc, đợt cấp có tổn thương nặng.
Corticoid toàn thân: hạn chế sử dụng, đặc biệt cho trẻ nhỏ.
Cyclosporin A: có thể dùng cho trẻ em và người lớn.
Ngoài ra có thể dùng methotrexat, mecophenolate mophetine, azathioprin
Thuốc khác
Kháng histamin
Kháng sinh nếu có bội nhiễm
Điều trị khác
Loại bỏ yếu tố kích thích như lông động vật, thuốc lá…
Quần áo làm từ vải thoáng mát, dễ thấm mồ hôi
Chọn sữa tắm phù hợp có pH trung tính, tránh chất tạo mùi.Nước tắm có nhiệt độ khoảng 27-30 độ.
TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
Tiến triển
95% bệnh nhân ổn định sau 2 tuổi.
5% còn lại tiến triển dai dẳng mạn tính xen kẽ với những đợt cấp tính liên quan đến một số yếu tố như khí hậu, vệ sinh, nhiễm trùng...
Biến chứng
Nhiễm trùng: hay gặp nhất là nhiễm virus Herpes (Eczema herpesticum). Ngoài ra có thể bội nhiễm vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu.
Mội số trường hợp không điều trị kịp thời, nhiễm trùng dai dẳng có thể gặp biến chứng viêm cầu thận do liên cầu.
Mắt: viêm kết mạc dày sừng trong viêm da cơ địa có thể ảnh hương đến thị lực.
PHÒNG BỆNH
Dưỡng ẩm: là điều trị nền giúp tránh tái phát. Đặc biệt là cần thiết đôi với trẻ có nguy cơ khởi phát đợt cấp.
Thuốc ức chế calcineurin: vừa là thuốc điều trị, vừa là thuốc giúp tránh tái phát bệnh.
Giáo dục y tế: hướng dẫn người nhà cách chăm sóc trẻ, tránh các yếu tố kích thích và làm nặng bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Hậu Khang (2017), “Viêm da cơ địa”, Bệnh học da liễu I, tr 87-96.
Nguyễn Văn Thường (2019), “Viêm da cơ địa”, Hình ảnh lâm sàng, chẩn đoán và điều trị trong chuyên ngành da liễu, tập 1, tr 33-42.
Kay SK, Peter AL et al (2009), “Atopic dermatitis”, Color atlas and synopsis of pediatric dermatology, pp34-40.
Klaus W, Richard AJ (2009), “Atopic dermatitis”,Fitzpatrick‘s Color atlas and synopsis of clinical dermatology,pp 34-42.
Susan BM (2005),“Atopic dermatitis”, Illustrated Manual of Pediatric Dermatology, pp 49-55.
-
Tài liệu mới nhất
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em
22:10,06/07/2022
-
Xử trí dịch truyền chu phẫu ở trẻ em
23:05,04/07/2022
-
Liệu pháp truyền dịch chu phẫu cho phẫu thuật lớn
09:54,03/07/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán dây chó ở người
16:44,28/06/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá ruột lớn
16:28,28/06/2022
-
Liệu pháp thay thế thận cho bệnh nhân bị chấn thương thần kinh cấp tính.
22:18,24/06/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá ruột nhỏ
21:16,24/06/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh ấu trùng giun đầu gai
22:42,22/06/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá phổi
21:48,22/06/2022
-
Cơ sở sinh lý của các hỗ trợ hô hấp bảo vệ sự sống
22:16,20/06/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em