PET/CT với 18FDG chẩn đoán bệnh hệ thần kinh
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Y học hạt nhân
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2014
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
PET/CT với 18FDG chẩn đoán bệnh hệ thần kinh
NGUYÊN LÝ
Não sử dụng glucose để cung cấp năng lượng, glucose đi vào các nơron thần kinh và các tế bào hình sao và chuyển hoá qua quá trình phosphoryl hoá thông qua hexokinase. Quá trình giải phóng năng lượng xảy ra tại các synnap thần kinh thông qua con đường tricacbonxylic axit yêu cầu oxy và sinh năng lượng ATP cao (aerobic glycolysis). Con đường này là rất hiệu quả nhưng có thể không đáp ứng kịp thời nhu cầu năng lượng trong não hoạt động. Ngược lại tế bào hình sao chủ yếu sử dụng glucose qua con đường kỵ khí, cung cấp năng lượng thấp hơn nhưng tốc độ nhanh hơn đáp ứng nhu cầu năng lượng của các tế bào đệm. Sự chuyển hoá glucose của các tế bào thần kinh phản ánh chặt chẽ chức năng của các tế bào thần kinh khi nghỉ cũng như khi hoạt động. Gắn glucose với 18F flouorine cho phép định lượng hoặc bán định lượng quá trình trao đổi chất tại các khớp nối tế bào thần kinh. Chất xám thần kinh sử dụng 4060 mmol glucose/100gram mô não, chất trắng sử dụng glucose bằng 25-30% so với chất xám.Các giá trị cao nhất được tìm thấy trong hạch nền, dưới đồi, vỏ não thuỳ chẩm, trong khi đó sự chuyển hoá thấp nhất được ghi nhận tại tiểu não, vỏ não thuỳ thái dương.
CHỈ ĐỊNH
Đánh giá tình trạng sa sút trí tuệ: bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu v.v...
Đánh giá các tình trạng rối loạn vận động: bệnh Parkinson, liệt trên nhân tiến triển, teo đa hệ thống, v.v...
Đánh giá trong bệnh rối loạn tâm thần. - Đánh giá tưới máu não.
Phát hiện tổn thương não gây động kinh.
Chẩn đoán u não nguyên phát và di căn ung thư vào não.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Phụ nữ có thai.
Phụ nữ đang cho con bú nếu cần thiết phải chụp PET/CT thì phải ngưng cho con bú trong vòng 24 giờ sau khi chụp.
Người bệnh có tiền sử dị ứng thuốc cản quang, suy thận. Trong những trường hợp này chụp PET/CT không dùng thuốc cản quang.
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Bác sỹ chuyên khoa Y học hạt nhân
Điều dưỡng Y học hạt nhân
Cán bộ hóa dược phóng xạ
Kỹ thuật viên Y học hạt nhân
Cán bộ an toàn bức xạ
Phương tiện, thuốc phóng xạ
Máy ghi đo:
Máy PET/CT; máy chuẩn liều phóng xạ positron; hệ thống chia liều phóng xạ; máy đo rà phóng xạ; máy tiêm thuốc cản quang.
Thuốc phóng xạ: Thuốc phóng xạ 18FDG. Liều dùng: 0,14-0,15 mCi/kg cân nặng cơ thể (5,18-5,55 MBq/kg). Tiêm tĩnh mạch.
Tùy theo trường hợp cụ thể, có thể dùng hoặc không dùng thuốc cản quang khi chụp CT.
Dụng cụ, vật tư
Bơm tiêm 1ml, 3ml, 5ml, 10ml.
Kim lấy thuốc, kim tiêm.
Bông, cồn, băng dính.
Găng tay, khẩu trang, mũ, áo choàng y tế.
Áo chì, kính chì, cái bọc bơm tiêm bằng chì, liều kế cá nhân.
Chuẩn bị người bệnh
Giải thích, tư vấn trước cho người bệnh và thân nhân về phương pháp và các bước tiến hành chụp PET và PET/CT.
Người bệnh nhịn ăn ít nhất 4 giờ trước khi được tiêm thuốc chụp PET và PET/CT.
Người bệnh được thăm khám, khai thác tiền sử bệnh, tình trạng thai nghén hay đang cho con bú, lập hồ sơ cho mỗi người bệnh.
Kiểm tra đường huyết trước khi tiêm 18FDG (đường huyết phải thấp hơn 150 mg/dl hoặc 8,0 mmol/l).
Kiểm tra chức năng thận, nếu có chỉ định sử dụng thuốc cản quang. - Lập đường truyền tĩnh mạch.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Kiểm tra kỹ thuật và chuẩn máy PET/CT theo quy định để đảm bảo máy PET/CT hoạt động tối ưu.
Tiêm thuốc phóng xạ theo đường truyền tĩnh mạch.
Sau khi tiêm 18FDG, người bệnh uống nhiều nước (ít nhất 1/2 lít nước) trước khi chụp hình.
Người bệnh nằm nghỉ tại phòng theo dõi trước khi chụp hình 45 - 60 phút, hạn chế tối đa việc đi lại, nói chuyện, vận động trước khi chụp.
Người bệnh đi tiểu hết trước khi chụp hình.
Tư thế người bệnh và chụp hình:
Người bệnh được đặt nằm ngửa thẳng, hai tay để xuôi dọc theo cơ thể.
Chọn Protocol chụp PET/CT não.
Chụp CT não.
Chụp PET não.
Người bệnh sau khi chụp được theo dõi trong phòng chờ riêng. Bác sĩ kiểm tra lại hình ảnh thu được, bảo đảm hình ảnh thu được đã đạt yêu cầu mới cho người bệnh về.
Hướng dẫn người bệnh đi tiểu sạch vào bể thải trước khi ra về và tiếp tục uống nhiều nước và đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Người bệnh hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh trong vòng 3 giờ, tránh tiếp xúc trong vòng 24 giờ với phụ nữ đang mang thai và trẻ em.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Hình ảnh bình thường
Nhu mô não hấp thu đồng đều theo sinh lý tại các vùng.
Hình ảnh bệnh lý
U não do di căn ung thư: hình ảnh tăng hấp thu 18FDG tại vị trí u.
Bệnh sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ: hình ảnh giảm hấp thu 18FDG tại khu vực dưới vỏ não, hạch nền, dưới đồi. Giãn rộng vỏ não, tiểu não.
Bệnh động kinh: trong cơn động kinh có tăng hấp thu 18FDG tại khu vực não có ổ động kinh, ngoài cơn khu vực đó giảm hấp thu 18FDG.
Các tổn thương u tế bào thần kinh đệm nguyên phát thường có hình ảnh giảm hấp thu FDG.
THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
Theo dõi người bệnh trong suốt quá trình ghi hình.
Người bệnh dị ứng với thuốc phóng xạ: rất hiếm gặp. Xử trí: dùng thuốc chống dị ứng, tuỳ mức độ.
-
Tài liệu mới nhất
-
Chụp CL trở kháng điện để chuẩn độ AL dương cuối thì thở ra trong HC nguy kịch hô hấp cấp tính
15:41,31/01/2023
-
Các kịch bản lâm sàng của ứng dụng chụp cắt lớp trở kháng điện trong chăm sóc tích cực ở trẻ em
22:41,30/01/2023
-
Thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy so với thông khí bảo vệ phổi ở bệnh nhân ARDS
22:08,12/01/2023
-
Áp lực đẩy và áp lực xuyên phổi: Làm thế nào để chúng tôi hướng dẫn thông khí cơ học an toàn?
22:49,10/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Dinh dưỡng Việt Nam
20:54,09/01/2023
-
Giảm viêm phổi liên quan đến thở máy ở khoa chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh
21:50,08/01/2023
-
Các chiến lược ngăn ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy,...
10:33,07/01/2023
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh do vi rút Adeno ở trẻ em
21:16,06/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Điều dưỡng Việt Nam
20:31,05/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Hộ sinh Việt Nam
20:14,05/01/2023
-
Chụp CL trở kháng điện để chuẩn độ AL dương cuối thì thở ra trong HC nguy kịch hô hấp cấp tính