Quản lý thai nghén ở xã
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Trạm y tế xã
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2014
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Quản lý thai nghén ở xã
TÓM TẮT
4 công cụ đang được sử dụng thống nhất để quản lý thai nghén tại xã: 1) Sổ khám thai, 2) Phiếu khám thai, 3) Bảng quản lý thai sản, và 4) Hộp và phiếu hẹn. Quản lý thai nghén cho các sản phụ một cách hiệu quả chính là việc sử dụng tốt các công cụ này.
Quản lý thai (QLT) là các biện pháp giúp cán bộ y tế xã nắm chắc số người có thai trong từng thôn xóm, trong đó ai có thai bình thường, ai có thai nghén nguy cơ cao, việc khám thai của các thai phụ đó thế nào, hàng tháng sẽ có bao nhiêu người đẻ và đẻ tại đâu cho mỗi thai phụ để có thể theo dõi, chăm sóc bà mẹ khi sinh đẻ và sau đẻ cho đến hết thời kỳ hậu sản. Vì thế, QLT được thực hiện tốt nhất chính là tại các cơ sở như trạm y tế xã.
Quản lý thai là một trong những công việc quan trọng nhất góp phần bảo vệ sức khỏe sinh sản cho mọi gia đình, giảm tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong sơ sinh ở tuyến xã, phường.
Bốn công cụ để quản lý thai là:
Sổ khám thai.
Phiếu khám thai.
Bảng Quản lý thai sản.
Hộp hẹn và phiếu hẹn.
SỔ KHÁM THAI:
Mẫu số A3/YTCS (theo Quyết định số 3440/QĐ-BYT năm 2009)
Là công cụ quan trọng hàng đầu, nhằm cung cấp số liệu về số lần khám, số người khám hàng ngày, hàng tháng và cho biết những thông tin cụ thể và diễn biến trong mỗi lần khám của từng thai phụ.
Ý nghĩa của việc ghi sổ khám thai |
Số cột |
Nội dung cột |
|
|
Thống kê số người khám thai trong tháng/năm |
1 |
Số thứ tự |
|
|
Ít nhất 3 tháng phải khám thai 1lần |
3 |
Ngày khám thai |
|
|
|
2 |
Họ và tên |
|
|
Dưới 18, trên 35 là yếu tố nguy cơ |
4 |
Tuổi (năm sinh) |
|
|
|
5 |
Địa chỉ |
|
|
Lưu ý các nghề độc hại với cơ thể |
6 |
Nghề nghiệp |
|
|
Lưu ý con so và đẻ từ lần 5 trở lên |
7 |
Số con hiện có |
|
|
Từ lần thứ 3 là yếu tố nguy cơ |
8 |
Lần có thai thứ mấy |
|
|
Có bệnh là một yếu tố nguy cơ (lưu ý các bệnh: tim, phổi, gan, thận, lây truyền qua đường tình dục như HIV…) |
9 |
Tiền sử sức khỏe và sinh đẻ |
|
|
Để tính tuổi thai và dự kiến ngày sinh (ghi ngày đầu của kinh cuối, theo dương lịch) |
10 |
Ngày kinh cuối cùng |
|
|
|
11 |
Tuần thai |
|
|
Sau khi ghi sổ, chuyển dự kiến sinh vào phiếu con tôm trên bảng Quản lý thai sản |
12 |
Dự kiến ngày sinh |
|
|
|
13 |
Trọng lượng mẹ |
Phần khám mẹ |
|
|
14 |
Vòng bụng |
||
Đối chiếu với bảng theo dõi phát triển chiều cao tử cung xem bình thường hay tăng chậm, tăng nhanh |
15 |
Cao tử cung |
||
Căn cứ chủ yếu theo chiều cao và đo ngoài |
16 |
Khung chậu |
||
Mọi lần thăm thai đều được thử protein niệu |
17 |
Protein niệu |
||
140/90mmHg trở lên là cao - Huyết áp tâm thu tăng 30mmHg, tâm trương tăng 15mmHg là cao |
18 |
Huyết áp |
||
|
19 |
Tình trạng thiếu máu |
||
|
20 |
Uống viên sắt |
||
Ghi đầy đủ sẽ đánh giá được % được miễn dịch với uốn ván |
21 |
Số mũi uốn ván đã tiêm |
||
Nghe được từ tuần thứ 20 trở ra |
22 |
Tim thai |
Phần khám thai |
|
Chỉ tìm ngôi sau tuần 28 |
23 |
Ngôi thai |
||
|
24 |
Đẻ thường |
Tiên lượng |
|
|
25 |
Có nguy cơ |
||
Ghi rõ chức vụ và tên người khám |
26 |
Người khám |
|
|
Khám lần đầu: ghi thêm chiều cao mẹ. Các lần khám sau: ghi dấu hiệu phù (nếu có) |
27 |
Ghi chú |
|
|
Sau mỗi lần khám thai, cán bộ y tế phải ghi đầy đủ các thông tin thu nhận được qua thăm khám vào các cột mục trong sổ:
Lần khám đầu phải ghi đủ hầu hết 27 cột mục. Số thứ tự ở đây vừa là số đăng ký (theo năm), vừa là số người có thai đang được theo dõi tại thời điểm đó.
Để trống khoảng 4-5 dòng kế tiếp (hoặc hơn) để ghi lại các lần khám tiếp theo. Như vậy nhìn vào sổ sẽ biết được có bao nhiêu thai phụ đã được khám thai và mỗi người đã được khám bao nhiêu lần.
Những lần khám thai sau chỉ cần ghi lại những phần khám xét có biến động (như huyết áp, cân nặng, chiều cao tử cung, tim thai…), một số cột mục không cần ghi lại (như tên, tuổi, địa chỉ, tiền sử bệnh và sản khoa…).
PHIẾU KHÁM THAI
Phiếu khám thai là công cụ ghi lại những thông tin cán bộ y tế thăm khám phát hiện và những điều căn dặn cần thiết với thai phụ và ngày hẹn khám lại lần sau. Có 2 loại:
Phiếu khám thai thông thường, có thể là một phiếu in sẵn các cột mục để ghi lại các thông tin mỗi lần thăm khám (tên tuổi, địa chỉ, tiền sử bệnh và thai nghén, các dữ kiện phát hiện được trong mỗi lần khám thai). Loại phiếu này chỉ dùng cho mỗi lần có thai và mẫu thường không thống nhất giữa các địa phương nhưng đều có những cột mục cần thiết để đánh giá, theo dõi quá trình thai nghén.
Có thể là phiếu “theo dõi sức khỏe bà mẹ và sơ sinh tại nhà” theo mẫu thống nhất từ Bộ y tế, là một quyển sổ tổng hợp nhiều chi tiết để cán bộ y tế tất cả các tuyến có thể khám, theo dõi và ghi vào đó mỗi lần người phụ nữ được khám (kể cả khám bệnh, khám thai và sinh đẻ)
Như vậy, phiếu không chỉ có tác dụng trong một lần có thai mà còn dùng cho suốt tuổi sinh sản (từ 15-49). Sau 49 tuổi, phiếu không được sử dụng nữa.
Khi có thai, phiếu này sẽ là phiếu khám thai định kỳ theo hẹn của cán bộ y tế.
Phiếu sẽ được lập thành 2 bản giống nhau. Một phiếu trao cho thai phụ giữ để biết tình trạng thai nghén và sức khỏe hiện tại và ngày hẹn khám lần sau; một phiếu lưu tại trạm y tế, khi chưa có thai thì lưu ở các ô thôn xóm trong tủ hồ sơ; khi có thai các phiếu này được lưu trong hộp hay túi luân chuyển phiếu hẹn.
Dưới đây là phần hướng dẫn ghi chép các trang của phiếu Theo dõi sức khỏe bà mẹ và sơ sinh tại nhà (Ghi chú: Phiếu này đang được thử nghiệm một số tỉnh, và khi Bộ Y tế ban hành phiếu chính thức, có thể sẽ có những thay đổi nhỏ).
Nội dung ghi phiếu và cách ghi
Trang 1
Trang này chủ yếu ghi về bản thân của người có thai. Có 11 chỗ trống để điền vào.
Số đăng ký.......................................... Họ và tên:................................................................................................... Ngày tháng năm sinh:................................................................................ Dân tộc:...................................................................................................... Trình độ văn hóa:....................................................................................... Địa chỉ:....................................................................................................... Thôn, bản:......................................................................................... …… Xã huyện:.................................................................................................. Tỉnh:.......................................................................................................... Họ và tên chồng:......................................................................................... Người lập phiếu |
Ngày tháng năm sinh không nhớ chính xác thì ghi tuổi, số đăng ký dựa theo số của sổ khám thai.
Trang 2
Trang này theo dõi 14 yếu tố nguy cơ đều xếp sang phía bên phải và có ô màu để dễ nhận dạng.
Ngày lập phiếu: ghi ngày, tháng, năm, dương lịch.
Tuổi: phải ghi rõ số tuổi cụ thể. Thí dụ 28, sau đó mới đánh dấu x vào ô 18 - 35 (không có nguy cơ).
Chiều cao: phải ghi rõ đơn vị là cm, thí dụ ghi 158cm ngay cạnh chữ chiều cao sau đó đánh dấu x vào ô > 145cm.
Số lần đã sinh cũng phải ghi rõ ví dụ đã sinh 2 lần, ghi số 2 bên phải dòng số lần đã sinh sau đó mới đánh dấu x vào ô 1 - 3 lần.
Sảy thai liên tiếp nếu có phải ghi rõ mấy lần sau đó mới đánh dấu x vào ô “C” bên phải.
Ngày tháng năm lập phiếu:............../........./........................... |
||||
Tuổi (khi có thai) .................... |
18 - 35 |
<18< 18 |
> 35 |
|
Chiều cao ................................ |
145 cm |
144 cm trở xuống |
||
Tiền sử sản khoa |
||||
Số lần đã đẻ |
1 - 3 |
0 |
> 4 |
|
Sảy 2 lần liên tiếp |
K |
C |
||
Thai chết trong tử cung |
K |
C |
||
Sản giật |
K |
C |
||
Chảy máu trước đẻ |
K |
C |
||
Băng huyết sau đẻ |
K |
C |
||
Đẻ khó |
K |
C |
||
Mổ lấy thai |
K |
C |
||
Đẻ con dưới 2500g |
K |
C |
||
Con chết tuần đầu |
K |
C |
||
Vô sinh |
K |
C |
||
Tiền sử bệnh |
K |
C |
||
Nếu có bệnh thì ghi rõ tên bệnh .................................................... |
||||
Các ô tiếp theo cũng tùy có hay không mà đánh dấu vào ô tương ứng.
Riêng tiền sử bệnh, nếu có, đánh dấu “x” vào ô “C” và ghi rõ bên dưới là bệnh gì (tim, phổi, gan, hay thận...).
Trang 3: chăm sóc hiện tại
Có thai lần thứ (kể cả các lần sảy, phá, đẻ).
Đẻ lần thứ (không tính sảy, phá).
Ngày đầu kinh cuối: đây là cơ sở để tính tuổi thai và dự kiến ngày đẻ (tính theo công thức “ tháng -3 (hoặc +9); ngày + 7” hoặc tính theo bảng tính xoay tròn).
Ngày thăm thai: để ghi ngày thai phụ đến khám. Ví dụ: khám thai ở tuần thứ 10 ngày 10/11/2004, thì ghi 10/11/2004 theo dòng ngày thăm thai tại cột thứ 2.
Cân nặng: căn cứ biểu đồ theo dõi cân nặng (xem bài ”Chăm sóc trước đẻ”) để nhận định là bình thường hay bất thường.
Chiều cao tử cung: cũng căn cứ theo biểu đồ phát triển chiều cao tử cung (xem bài ”Chăm sóc trước đẻ”) nếu cao tử cung lệch mức chuẩn 2cm là bất thường, phải hẹn thăm lại sau một tuần.
Tim thai: nghe được từ tuần thứ 20 trở đi. Nhịp tim bình thường trong khoảng 120 -160 lần/phút. Ngoài phạm vi đó là bất thường. Tim thai có thể được nghe bằng ống nghe gỗ, hay tốt hơn là máy Doppler sản khoa, nếu như trạm y tế được trang bị.
Huyết áp: phải được đo mỗi lần khám thai. Huyết áp 140/90mmHg trở lên là cao. Hoặc huyết áp tối đa tăng 30mmHg, huyết áp tối thiểu tăng 15mmHg trở lên so với trước lúc có thai là cao.
Ngôi thai: chỉ đặt ra cho chẩn đoán từ sau tuần 28.
Các mục từ 1 đến 5 không được đánh dấu “x” mà phải ghi cụ thể số lượng đo được vào phiếu. Thí dụ lần khám thứ nhất cân nặng 45kg ta ghi 45 vào ô của cân nặng tại tuần tương ứng.
Các mục 6, 7, 8, 9 đều là các yếu tố cần theo dõi để xác định thai có nguy cơ cao. Nếu bình thường cũng cần đánh dấu vào ô tương ứng.
Chăm sóc hiện tại Có thai lần thứ............... Đẻ lần thứ ................................. Ngày đầu KCC.............. Dự đoán ngày đẻ ...................... Không nhớ |
|
|
|
|||||
Tuổi thai |
1- 12 tuần |
13- 27 tuần |
28- 32 tuần |
33- 37 tuần |
38 - 41 tuần |
|||
Ngày thăm thai |
|
|
|
|
|
|||
1 |
Cân nặng |
Bình thường |
|
|
|
|
|
|
Bất thường |
|
|
|
|
|
|||
2 |
Cao tử cung |
Bình thường |
|
|
|
|
|
|
Bất thường |
|
|
|
|
|
|||
3 |
Tim thai |
Bình thường |
|
|
|
|
||
Bất thường |
|
|
|
|
||||
4 |
Ngôi thai |
Bình thường |
|
|
|
|||
Bất thường |
|
|
|
|||||
5 |
Huyết áp |
Bình thường |
|
|
|
|
|
|
Bất thường |
|
|
|
|
|
|||
6 |
Có phù |
|
|
|
|
|
||
7 |
Da rất xanh |
|
|
|
|
|
||
8 |
Chảy máu âm đạo |
|
|
|
|
|
||
9 |
Có Protein niệu |
|
|
|
|
|
||
10 |
Ngày vaccin uốn ván |
Mũi 1 |
|
|
|
|
|
|
Mũi 2 |
|
|
|
|
|
|||
11 |
Uống viên sắt/folic |
|
|
|
|
|
||
Thăm thai ít nhất 3 lần Tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi |
|
|
|
|||||
Như vậy với trang 3 có thể ghi lại số liệu liên quan đến 6 bước thăm thai (bước 1 đến bước 6, xem bài 9 bước khám thai).
Trang 4
Trang này ghi lại các việc làm của bước 7 (giáo dục vệ sinh thai nghén) và bước 9 (dặn dò, hẹn gặp lại).
Và, chính bản thân việc ghi phiếu là nội dung của bước 8.
Tóm lại, từ trang 1 đến trang 4, phiếu khám thai đã phản ánh đầy đủ các nội dung của 9 bước thăm thai.
Trang 5: ghi tình hình sinh đẻ của mẹ và con
Chuyển dạ đẻ |
|||
Tuổi thai so với ngày dự kiến |
□ Đủ tháng |
□Non tháng |
□Già tháng |
Thời gian chuyển dạ |
□ Bình thường |
□Kéo dài |
|
Ngôi thai |
□Chỏm |
□Khác |
|
Cách đẻ |
□Thường |
□Khó,…forceps, giác hút |
|
|
□Mổ đẻ |
||
Băng huyết |
□Không |
□Có |
|
Sản giật |
□Không |
□Có |
|
Nơi đẻ |
□Cơ sở y tế |
□Đẻ ở nhà, đẻ rơi |
|
Người đỡ |
□Cán bộ y tế |
□Mụ vườn |
|
|
□Tự đỡ |
||
Rách, cắt, khâu TSM |
□Không |
□Có |
Chín nội dung được ghi trong phiếu về các diễn biến khi chuyển dạ, cột bên trái là bình thường cột bên phải có nền nhạt là bất thường.
Trẻ sơ sinh |
|
||
□Trai □Gái |
Đẻ hồi......Ngày....../......./......... |
||
Số con khi đẻ |
□Một |
□Hai trở lên |
|
Khóc |
□Ngay |
□Chậm |
|
Thở |
□Bình thường |
□Khó |
|
Màu da |
□Hồng |
□Tím tái |
|
Cân nặng khi đẻ |
□ > 2500g |
□< 2500g |
|
Tình trạng con |
□Sống |
□Chết....ngày |
|
Bú mẹ |
□Giờ đầu |
□Sau một giờ đầu |
Sau khi đẻ phải ghi cụ thể:
Cân nặng của trẻ nếu trên 2500g thì ghi vào cột bên trái, nếu dưới 2500g ghi vào cột bên phải (nền chấm nhạt). Ghi cụ thể số gam đã cân được, không đánh dấu “x”.
Các ô khác, đánh dấu “x” đầy đủ vào ô tương ứng.
Chăm sóc bà mẹ sau đẻ
Chăm sóc bà mẹ sau đẻ |
||||||||||||||||
Ngày sinh …././20... |
Da rất xanh |
Co hồi tử cung |
Sản dịch |
Băng huyết |
Sữa mẹ |
Sốt, sốt rét |
Uống vitamin A |
Uống viên sắt |
||||||||
Tuần 1 |
K |
C |
Bình thường |
Chậm |
Bình thường |
Hôi |
K |
C |
K |
C |
K |
C |
K |
C |
K |
C |
Tuần 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tuần 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tuần 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tuần 5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tuần 6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
K: Không; C: Có
Ghi các yếu tố cần theo dõi bà mẹ trong 6 tuần sau đẻ.
Nếu có nội dung nào bất thường thì đánh dấu x vào cột đó.
Tối thiểu phải chăm sóc 2 lần sau đẻ - ghi ngày sinh để biết tuần thứ mấy sau đẻ.
Kế hoạch hóa gia đình sau đẻ
Bảng này được thiết kế cho 4 năm để làm giãn khoảng cách sinh ra 5 năm - tránh đẻ mau, cột không dùng biện pháp tránh thai là cột có nguy cơ.
Bên trái cột không dùng biện pháp tránh thai có 1 cột không đề tên, có thể dùng để theo dõi kinh nguyệt bằng cách đánh dấu vào các dòng (mỗi năm có 4 dòng, mỗi dòng ứng với một quý. Bên trái dòng là tháng đầu quí, giữa dòng là tháng giữa quí và bên phải là tháng cuối quí).
Chỉ cần 2 tháng không đánh dấu, đã có thể chẩn đoán sớm là có thai, nếu không dùng biện pháp tránh thai.
Lời khuyên của cán bộ y tế
Lời khuyên của cán bộ y tế cơ sở |
Lời khuyên của tuyến bệnh viện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bên trái trang để CBYT cơ sở ghi:
Để hướng dẫn thai phụ.
Để xin ý kiến tuyến trên (đối với những trường hợp được chuyển tuyến)
Bên phải trang chủ yếu để ghi những nhận xét ý kiến phản hồi của tuyến nhận (tuyến trên) với tuyến chuyển đi (hiện nay một trong những mặt còn yếu của Phiếu khám thai là chưa có những thông tin phản hồi này).
BẢNG QUẢN LÝ THAI SẢN:
Cách làm bảng:
BẢNG QUẢN LÝ THAI
Xã.............
Năm...........
Tháng Thôn |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bỏ phiếu hẹn vào bì hẹn thuộc tháng tương ứng
Bảng có 13 cột dọc, cột đầu ghi địa chỉ (thôn, xóm, đội...) 12 cột sau ghi đủ tháng 01 đến tháng 12.
Các hàng ngang tương ứng với các thôn.
Dưới đó là các hộp (bì) để đựng các phiếu hẹn (chi tiết xem mục hộp hẹn và phiếu hẹn).
Hàng dưới cùng là hàng sau đẻ. Người đã đẻ thì Tôm ở phần Quản lý thai sẽ được bóc ra và dán xuống hàng này.
Nếu có điều kiện, nên làm theo mẫu thống nhất (cho huyện hoặc tỉnh) bằng bảng nhựa trắng dài 159cm, rộng 120cm kẻ khung bằng bút dạ (hoặc không xoá được bằng nước).
Cách làm tôm.
Tốt nhất dùng giấy tự dán, bóc mặt sau là có thể dán vào bảng.
Mẫu tôm: 2cm x 8cm: với 6 tin
PARA: tiền sử sản khoa với 4 hàng số ví dụ: 1001.
KCC: ngày đầu kỳ kinh cuối cùng.
DKS: ngày dự kiến sinh.
Ngày đẻ: ngày đẻ thực tế
Mầu sắc của tôm:
Xanh: con so.
Vàng: đẻ lần thứ 2.
Đỏ: đẻ từ lần thứ 3.
Ký hiệu có nguy cơ: Đánh dấu hoa thị vào đầu bên phải của tôm.
Tôm được làm ngay trong lần đăng ký thai (khám thai lần đầu). Tôm được dán vào tháng dự kiến sinh và chỉ bóc đi khi đã sinh.
Ý nghĩa của bảng Quản lý thai
Cho biết số sinh trong tháng để có kế hoạch chuẩn bị phục vụ.
Nếu con tôm còn lại ở tháng trước, có khả năng là thai già tháng, hoặc đã đẻ ở nơi khác
Giúp đánh giá tổng quát số lần sinh, chất lượng dân số.
Giúp nhận định số thai có nguy cơ cao.
Giúp đánh giá khả năng quản lý thai sớm. Nếu tổng số tôm ở 3 tháng cuối của thai kỳ nhiều hơn 3 tháng giữa trên 2 lần và hơn 3 tháng đầu trên 3 lần thì có thể chưa quản lý được thai sớm.
Giúp quản lý số đã sinh để thực hiện việc chăm sóc sức khỏe tại nhà và vận động kế hoạch hóa gia đình.
HỘP HOẶC TÚI HẸN VÀ PHIẾU HẸN
Hẹn và kiểm tra có đến đúng hẹn hay không là một nội dung quan trọng của quản lý thai nghén.
Hộp hay túi hẹn và phiếu hẹn là công cụ giúp cán bộ y tế xã biết được thai phu có được khám thai đúng kỳ hẹn hay không.
Công cụ là một hộp bằng gỗ hay bằng giấy có 12 ngăn tương ứng với 12 tháng, đánh số từ 1 đến 12. Không có hộp thì thay bằng 12 túi nylông, bên ngoài túi ghi tên tháng.
Thai phụ đến khám ở tháng nào thì tìm phiếu hẹn của họ trong hộp (hay túi tháng đó. Sau khi khám xong , hẹn ngày đến khám lần sau vào tháng nào thì để phiếu hẹn vào hộp (hay túi) của tháng đó.
Đến hết tháng mà trong hộp (hay túi) vẫn còn lại phiếu hẹn thì rõ ràng người đó chưa đến khám, cần tìm hiểu nguyên nhân để mời họ đến khám .
Thời hạn hẹn không nên quá 3 tháng.
Các hộp (túi) hẹn có thể gắn với bảng quản lý thai sản.
-
Tài liệu mới nhất
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán dây chó ở người
16:44,28/06/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá ruột lớn
16:28,28/06/2022
-
Liệu pháp thay thế thận cho bệnh nhân bị chấn thương thần kinh cấp tính.
22:18,24/06/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá ruột nhỏ
21:16,24/06/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh ấu trùng giun đầu gai
22:42,22/06/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá phổi
21:48,22/06/2022
-
Cơ sở sinh lý của các hỗ trợ hô hấp bảo vệ sự sống
22:16,20/06/2022
-
Cai máy thở ở hồi sức thần kinh
22:58,19/06/2022
-
Thở máy không xâm lấn ở bệnh nhân phù phổi do tim
15:50,19/06/2022
-
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật theo dõi độ mê, an thần trong GMHS và HSCC bằng điện não số hóa
21:55,18/06/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán dây chó ở người