Bài giảng Hỗ trợ người bệnh di chuyển
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Điều dưỡng
- Nhà xuất bản:NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI
- Năm xuất bản:2020
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bài giảng Hỗ trợ người bệnh di chuyển
Nguồn : TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI – NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI - Bộ Y tế 2020
GIỚI THIỆU
Sự vận động của cơ thể là sự phối hợp của hệ cơ xương và hệ thần kinh nhằm duy trì sự cân bằng của cơ thể khi nâng, gập, di chuyển, thực hiện các hoạt động hàng ngày và cho phép con người có khả năng thực hiện các hoạt động mà không cần có sự gắng sức của các cơ.
Mức độ vận động có ảnh hưởng rất lớn tới tâm sinh lý và quá trình phát triển của mỗi cá nhân. Khi mức độ vận động hạn chế thì nhiều hệ chức năng trong cơ thể sẽ có nguy cơ bị suy yếu. Khả năng vận động kém có thể dẫn đến sự thay đổi về chức năng của hệ tim mạch, giảm chức năng trao đổi chất thông thường, làm tăng nguy cơ dẫn đến những biến chứng ở phổi, sự phát triển của các khối u và những thay đổi ở hệ tiết niệu. Mức độ nghiêm trọng của sự suy giảm vận động phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng và mức độ bất động mà người bệnh đã trải qua trước đó. Những tác động xấu đó ảnh hưởng nhiều hơn ở người bệnh cao tuổi, bị mắc bệnh mãn tính so với người bệnh trẻ tuổi hơn.
Điều dưỡng viên thường xuyên chăm sóc người bệnh trong tình trạng bất động hoặc bị hạn chế vận động, do vậy có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc tư thế và di chuyển người bệnh một cách an toàn và giảm thiểu các nguy cơ do sự bất động hoặc hạn chế vận động. Duy trì tư thế cơ năng, áp dụng kỹ thuật xoay trở và di chuyển người bệnh an toàn sẽ giúp cho người bệnh chủ động trong vận động và cũng không gây tổn thương cho điều dưỡng viên khi chăm sóc.
Nhóm kỹ năng hỗ trợ người bệnh di chuyển bao gồm:
Dìu người bệnh
Chuyển người bệnh từ giường sang cáng và ngược lại
Vận chuyển người bệnh bằng xe lăn, cáng hoặc xe cáng
Chuyển cáng người bệnh lên/xuống xe ô tô
NGUYÊN TẮC CHUNG KHI DI CHUYỂN NGƯỜI BỆNH
Chỉ được di chuyển người bệnh khi có chỉ định và phải ghi rõ giờ, ngày, tháng di chuyển. Phải mang đầy đủ hồ sơ, bệnh án để bàn giao người bệnh cho nơi nhận.
Khi di chuyển phải đảm bảo nhẹ nhàng, cẩn thận, nhất là đối với những người bệnh nặng như: bệnh tim mạch, người bệnh mới mổ, người bệnh bị gãy cột sống, gãy xương đùi… để người bệnh khỏi bị đau đớn, khó chịu thêm.
Chuyển người bệnh từ khoa phòng này sang khoa phòng khác, đưa đi làm xét nghiệm, chiếu chụp X quang… phải chuẩn bị hồ sơ trước. Trường hợp di chuyển sang phòng khác phải báo cho khoa phòng định chuyển người bệnh đến để chuẩn bị sẵn sàng giường nằm cho người bệnh.
Khi di chuyển người bệnh phải đắp chăn hoặc vải cho người bệnh, không để mưa, nắng ảnh hưởng đến người bệnh.
Di chuyển người bệnh bằng cáng khiêng, xe đẩy… phải có đệm lót cho người bệnh.
TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG
Tất cả những người bệnh nặng không tự di chuyển được (người bệnh chuyển từ khoa này sang khoa khác, người già, người tàn tật…) theo chỉ định của bác sĩ.
KỸ THUẬT HỖ TRỢ NGƯỜI BỆNH DI CHUYỂN
Nhận định
Toàn trạng người bệnh: tri giác, dấu hiệu sinh tồn (sự ổn định về mạch, huyết áp).
Sức cơ (hai chân, hai cánh tay)
Hoạt động khớp và hệ thống cơ
Tình trạng bệnh lý:
Chóng mặt, hoa mắt, tụt huyết áp tư thế …
Chứng liệt hoặc không cử động được (co cứng hoặc yếu liệt cơ)
Trường hợp gãy xương hoặc cắt cụt chi
Bệnh cấp hay mạn tính
Mức độ chịu đựng: đau, khó chịu.
Mức độ mệt mỏi trong di chuyển
Những triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh
Khả năng duy trì thăng bằng trong khi ngồi ở trên giường hoặc ở cạnh giường. Khuynh hướng đu đưa hoặc tư thế tự chủ một bên.
Yếu tố nguy cơ:
Nguy cơ té ngã khi di chuyển: người bị bệnh thần kinh, vận động yếu, loãng xương, rối loạn chức năng nhận thức, thị giác và thay đổi cân bằng.
Nguy cơ sốc, ngất khi di chuyển
Nguy cơ chấn thương
Nguy cơ di lệch hệ thống dây truyền và hệ thống dẫn lưu …
Dụng cụ
Phương tiện vận chuyển:
Ô tô
Cáng đẩy hoặc cáng khiêng tay.
Ghế
Xe lăn tay
Giường
Dụng cụ hỗ trợ nâng đỡ người bệnh
Ván trượt
Chuẩn bị thuốc và dụng cụ cấp cứu tùy theo tình trạng người bệnh
Trang thiết bị đồ dùng cá nhân: Nước uống, ca, cốc uống nước, bô, chậu, ống nhổ...
Nilon che mưa, chăn đắp, gối kê đầu.
Các bước thực hiện
Dìu người bệnh ngồi dậy và ra khỏi giường
Áp dụng cho những trường hợp người bệnh nằm lâu ngày, sau mổ theo chỉ định của bác sĩ.
TT |
Thực hiện |
Lý do |
1 |
Chuẩn bị người bệnh |
|
Mặc quần áo, không để người bệnh bị lạnh. |
Giữ ấm cho người bệnh |
|
Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh hiểu rõ lý phải ngồi dậy và ra khỏi giường. |
Để người bệnh và gia đình người bệnh yên tâm. Người bệnh, gia đình người bệnh biết được lợi ích và hợp tác tốt với điều dưỡng. |
|
Dìu người bệnh ngồi dậy và ra khỏi giường |
||
2 |
Xem hồ sơ, quan sát tình trạng người bệnh để biết chắc người bệnh ra khỏi giường được. |
Tránh tụt huyết áp tư thế |
3 |
Giúp bệnh nhân ngồi thẳng tại giường |
|
Người bệnh nằm ngửa, điều dưỡng một tay đặt dưới vai hỗ trợ cổ và cột sống cổ, tay kia chống xuống mặt giường hỗ trợ người bệnh ngồi dậy nhẹ nhàng bằng cách đẩy tay lên mặt giường. |
Đảm bảo người bệnh ngồi dậy an toàn |
|
4 |
Dìu người bệnh ra khỏi giường |
|
Người bệnh nằm sát cạnh giường, lật người bệnh sang bên đối mặt với điều dưỡng. |
Chuẩn bị người bệnh từ từ di chuyển ra mép giường và phòng tránh té ngã. |
|
Điều dưỡng viên đứng đối diện, gần hông người bệnh, chân dang rộng và một chân ở gần phía đầu giường. Một tay đặt dưới vai đỡ đầu và cổ, một tay đỡ đùi cho hai chân thõng xuống giường. Quan sát sắc mặt, đếm mạch, hỏi người bệnh, mặc áo ấm. |
Tư thế điều dưỡng viên đứng vững trọng tâm hướng về người bệnh để duy trì thăng bằng trong lúc di chuyển. |
|
Đỡ người bệnh đứng lên, tay trái điều dưỡng xốc nách trái người bệnh, tay phải luồn qua hông, dìu người bệnh đi. Sau khi đi xong, đưa người bệnh về giường, cho người bệnh nằm thoải mái. Quan sát tình trạng người bệnh |
Giúp người bệnh di chuyển an toàn |
|
5 |
Dìu người bệnh từ giường sang ghế |
|
Điều dưỡng viên đứng trước người bệnh, một chân trước, một chân sau, hai tay sốc nách người bệnh, người bệnh để hai tay lên vai của điều dưỡng (nếu không có chống chỉ định người bệnh có thể chống tay hỗ trợ khi đứng dậy). |
Giúp người bệnh cân bằng về huyết áp, giảm nguy cơ chóng mặt hoặc ngất khi bệnh nhân di chuyển sang ghế. |
|
Điều dưỡng viên hơi nhún mình xuống để đưa người bệnh ra khỏi giường, xoay người lại đặt người bệnh xuống ghế. |
Đảm bảo điều dưỡng viên di chuyển cùng hướng với người bệnh. |
|
Cho bệnh nhân ngồi thoải mái. Quan sát tình trạng người bệnh. |
Tăng sự thăng bằng cho người bệnh. Ngăn ngừa tổn thương cho điều dưỡng viên. |
Bảng kiểm kỹ thuật dìu người bệnh ngồi dậy và ra khỏi giường
TT |
Nội dung |
Mức độ |
||
Đạt |
Không đạt |
Ghi chú |
||
1 |
Nhận định người bệnh |
|
|
|
2 |
Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện |
|
|
|
3 |
Kiểm tra hồ sơ |
|
|
|
A. Giúp người bệnh ngồi thẳng tại giường |
|
|
|
|
1-3 |
Thực hiện các bước từ 1 đến 3 như trên |
|
|
|
4 |
Người bệnh nằm ngửa |
|
|
|
5 |
Điều dưỡng một tay đặt dưới vai hỗ trợ cổ và cột sống cổ, tay kia chống xuống mặt giường. |
|
|
|
6 |
Hỗ trợ người bệnh ngồi dậy nhẹ nhàng |
|
|
|
B. Dìu người bệnh ra khỏi giường |
||||
1-3 |
Thực hiện các bước từ 1 đến 3 như trên |
|
|
|
4 |
Người bệnh nằm sát cạnh giường, lật người bệnh sang bên đối mặt với điều dưỡng. |
|
|
|
5 |
Điều dưỡng giúp người bệnh ngồi dậy, hai chân thõng xuống giường |
|
|
|
6 |
Quan sát sắc mặt, đếm mạch, hỏi người bệnh, mặc áo ấm. |
|
|
|
7 |
Đỡ người bệnh đứng lên, dìu người bệnh đi. |
|
|
|
8 |
Sau khi đi xong, đưa người bệnh về giường, nằm thoải mái. |
|
|
|
9 |
Quan sát tình trạng người bệnh |
|
|
|
C. Di chuyển người bệnh từ giường sang ghế |
||||
1-3 |
Thực hiện các bước từ 1 đến 3 như trên |
|
|
|
4 |
Điều dưỡng viên đứng trước người bệnh, một chân trước, một chân sau, hai tay sốc nách người bệnh |
|
|
|
5 |
Người bệnh để hai tay lên vai của điều dưỡng |
|
|
|
6 |
Điều dưỡng viên hơi nhún mình xuống để đưa người bệnh ra khỏi giường, xoay người lại đặt người bệnh xuống ghế. |
|
|
|
7 |
Cho bệnh nhân ngồi thoải mái. |
|
|
|
8 |
Quan sát tình trạng người bệnh |
|
|
|
Di chuyển người bệnh từ giường sang cáng
Áp dụng cho người bệnh chuyển khoa/phòng, người già, người bị liệt 2 chân, gãy chân.
TT |
Thực hiện |
Lý do |
1 |
Chuẩn bị người bệnh |
|
Người bệnh được mặc quần áo chu đáo, không để người bệnh bị lạnh trong khi di chuyển. |
Giữ ấm cho người bệnh |
|
Đối với người bệnh gãy xương, bỏng, chấn thương nặng cần phải được băng bó, cố định bằng nẹp trước để hạn chế đau, đề phòng sốc ngất trong khi di chuyển. |
Đề phòng sốc - ngất. |
|
Nếu người bệnh mới mổ xong hoặc trong thời gian hậu phẫu đang truyền dịch thì phải mang theo trong lúc di chuyển. |
|
Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh hiểu rõ lý do chuyển khoa/phòng. |
Để người bệnh và gia đình người bệnh yên tâm Người bệnh, gia đình người bệnh biết được lợi ích và hợp tác tốt với điều dưỡng |
|
Dặn dò người bệnh và người nhà những điều cần thiết. |
||
Trước khi di chuyển, người bệnh phải được nhận định, thăm khám lại cẩn thận. |
Áp dụng phương pháp vận chuyển phù hợp |
|
A. Di chuyển người bệnh từ giường sang cáng đẩy |
||
1 |
Thực hiện bước 1 như trên |
|
2 |
Khóa các bánh xe và giường lại cẩn thận. |
Đảm bảo an toàn cho người bệnh. |
3 |
Để cáng song song cách giường hoặc đặt thẳng góc với chân giường hoặc đầu giường và ngược đầu với người bệnh. |
|
4 |
Cách đỡ người bệnh với 2-3 điều dưỡng viên |
|
Điều dưỡng viên cao, khỏe nhất đứng ở phía đầu người bệnh: Người thứ nhất: đỡ cổ, vai và lưng người bệnh. - Người thứ hai đỡ thắt lưng và mông người bệnh. Người thứ ba: đỡ đùi và cẳng chân người bệnh. |
Đảm bảo an toàn cho người bệnh. |
|
Theo nhịp 1, 2, 3 cùng nhấc bổng người bệnh lên, ôm người bệnh vào ngực. |
||
Quay nửa vòng đặt nhẹ nhàng người bệnh lên cáng. |
||
5 |
Cáng để song song và sát giường Với 2 người hoặc 4 người (người bệnh nằm sẵn trên tấm vải cao su) |
|
|
Một người đứng về phía bên cáng, một người đứng bên kia giường. |
Thuận tiện cho điều dưỡng viên thực hiện các thao tác di chuyển người bệnh dễ dàng. |
Cả hai cùng cuộn vải trong bàn tay đỡ những phần nặng nhất. |
Đảm bảo an toàn cho người bệnh. |
|
Một người nhấc người bệnh từ từ lên cáng |
|
|
B. Cách di chuyển người bệnh sang cáng khiêng |
||
1 |
Thực hiện bước 1 như trên |
|
2 |
Hai người khiêng hai đầu cáng, đứng sát giường người bệnh, mặt cáng ép sát vào thành giường. |
|
3 |
Hai hoặc ba nhân viên đứng sát giường cùng phía với người khiêng cáng, nâng người bệnh lên khỏi mặt giường, cùng lui về phía sau. |
|
4 |
Hai người khiêng cáng nhanh nhẹn đưa cáng ra đỡ người bệnh. |
|
5 |
Cả ba người khiêng nhẹ nhàng đặt người bệnh lên cáng. |
|
C. Di chuyển người bệnh từ giường sang cáng bằng ván trượt (Patient Transfer Board) |
||
|
Ván trượt tạo nên mặt phẳng ở phía dưới người bệnh nên điều dưỡng viên ít phải gập lưng nhất do vậy đảm bảo an toàn cho người bệnh và cả điều dưỡng viên. |
|
|
Bảng kiểm kỹ thuật hỗ trợ người bệnh di chuyển từ giường sang cáng
TT |
Nội dung |
Mức độ |
||
Đạt |
Không đạt |
Ghi chú |
||
1 |
Nhận định người bệnh |
|
|
|
2 |
Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện |
|
|
|
A. Di chuyển người bệnh từ giường sang cáng đẩy |
|
|
|
|
1-2 |
Thực hiện bước 1 và 2 như trên |
|
|
|
3 |
Khóa các bánh xe và giường lại |
|
|
|
4 |
Để cáng song song với giường |
|
|
|
Cách đỡ người bệnh với 2-3 điều dưỡng viên |
|
|
|
|
1-4 |
Thực hiện các bước từ 1 đến 4 như trên |
|
|
|
5 |
Người thứ nhất: đỡ cổ, vai và lưng người bệnh. Người thứ hai đỡ thắt lưng và mông người bệnh. Người thứ ba: đỡ đùi và cẳng chân người bệnh. |
|
|
|
6 |
Theo nhịp 1, 2, 3 cùng nhấc bổng người bệnh lên, ôm người bệnh vào ngực. |
|
|
|
7 |
Quay nửa vòng đặt nhẹ nhàng người bệnh lên cáng. |
|
|
|
Cáng để song song và sát giường |
||||
1-4 |
Thực hiện các bước từ 1 đến 4 như trên |
|
|
|
5 |
Một người đứng về phía bên cáng, một người đứng bên kia giường. |
|
|
|
6 |
Cả hai cùng cuộn vải trong bàn tay đỡ những phần nặng nhất. |
|
|
|
7 |
Một người nhấc người bệnh từ từ lên cáng |
|
|
|
B. Di chuyển người bệnh từ giường sang cáng khiêng |
||||
1-2 |
Thực hiện bước 1 và 2 như trên |
|
|
|
3 |
Hai người khiêng hai đầu cáng, đứng sát giường người bệnh, mặt cáng ép sát vào thành giường. |
|
|
|
4 |
Hai hoặc ba nhân viên đứng sát giường cùng phía với người khiêng cáng, nâng người bệnh lên khỏi mặt giường, cùng lui về phía sau. |
|
|
|
5 |
Hai người khiêng cáng nhanh nhẹn đưa cáng ra đỡ người bệnh. |
|
|
|
6 |
Cả ba người khiêng nhẹ nhàng đặt người bệnh lên cáng. |
|
|
|
Vận chuyển cáng người bệnh
TT |
Các bước thực hiện |
Lý do |
A. Cách khiêng cáng đi bộ |
||
Khiêng cáng với 2 người |
||
1 |
Hai người ngồi, chân quỳ, chân co. |
Tránh rung, lắc người bệnh khi di chuyển |
2 |
Người đi trước nâng đầu người bệnh. |
|
3 |
Người chỉ huy đi sau khiêng phía chân người bệnh. |
|
4 |
Người chỉ huy ra khẩu lệnh 1,2,3 hai người cùng đứng lên khiêng cáng đi. |
|
Khiêng cáng với 3 người |
||
1 |
Giống như khiêng với 2 người |
|
2 |
Người thứ 3 đứng phía ngoài bên trái người bệnh, là người chỉ huy và để thay đổi với 2 người khiêng. |
|
Khiêng cáng với 4 người |
||
|
Mỗi điều dưỡng viên đứng ngoài một tay cáng và cùng hiệu lệnh nâng và chuyển người bệnh. |
|
B. Khiêng cáng người bệnh lên xe ô tô |
||
Phương pháp 3 người |
||
1 |
Một điều dưỡng viên lên xe đón cáng. |
Đảm bảo an toàn, tránh ngã, xô, lắc người bệnh. |
2 |
Hai điều dưỡng viên khiêng cáng lại gần xe, đưa phía đầu của người bệnh lên trước. |
|
3 |
Điều dưỡng viên trên xe đón cáng. |
|
4 |
Điều dưỡng viên khiêng phía chân đi dần lên chuyển cáng vào trong xe. |
|
5 |
Cả hai điều dưỡng viên cùng nâng cao cáng cho thăng bằng để đưa cáng vào sàn xe. |
|
6 |
Buộc dây (nếu có) để giữ cáng an toàn khi vận chuyển. |
|
Phương pháp 4 người |
||
1 |
Một điều dưỡng viên lên xe đón cáng. |
|
2 |
Hai điều dưỡng viên khiêng cáng lại gần xe, đưa phía đầu của người bệnh lên trước. |
|
3 |
Điều dưỡng viên trên xe đón cáng. |
|
4 |
Điều dưỡng viên di chuyển đầu của người bệnh và điều dưỡng thứ tư lên xe đỡ cáng và cùng người ở trên chuyển nốt cáng vào xe. |
|
C. Đưa cáng người bệnh xuống xe ô tô |
||
Phương pháp 3 người |
||
1 |
Hai điều dưỡng viên ở dưới, một điều dưỡng viên ở trên xe. |
|
2 |
Điều dưỡng viên ở trên xe tháo dây cố định cáng (nếu có). |
|
3 |
Một trong hai điều dưỡng viên đứng phía dưới và chuyển phía chân cáng. |
|
4 |
Điều dưỡng viên trên xe chuyển phía đầu cáng. |
|
5 |
Điều dưỡng viên còn lại đỡ đầu cáng khi cáng ra hết sàn xe, khiêng cáng đi. |
|
Phương pháp 4 người |
||
1 |
Hai điều dưỡng viên trên xe chuyển dần cáng xuống và đưa phía chân người bệnh xuống trước. |
|
2 |
Hai điều dưỡng viên đứng ở dưới đất đỡ cáng khi đưa cáng ra ngoài xe. |
|
3 |
Khi cáng chuyển gần hết, một điều dưỡng viên trên xe xuống đỡ cáng do người trên xe chuyển tiếp cho. |
|
Bảng kiểm kỹ thuật vận chuyển cáng người bệnh
TT |
Nội dung |
Mức độ |
||
Đạt |
Không đạt |
Ghi chú |
||
1 |
Nhận định người bệnh |
|
|
|
2 |
Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện |
|
|
|
A. Cách khiêng cáng đi bộ |
|
|
|
|
Với 2 người ngồi, chân quỳ, chân co |
|
|
|
|
1-2 |
Thực hiện bước 1 và 2 như trên |
|
|
|
3 |
Người đi trước nâng đầu người bệnh. |
|
|
|
4 |
Người chỉ huy đi sau khiêng phía chân người bệnh. |
|
|
|
5 |
Người chỉ huy ra khẩu lệnh 1, 2, 3 hai người cùng đứng lên khiêng cáng đi. |
|
|
|
Với 3 người |
|
|
|
|
1-2 |
Thực hiện bước 1 và 2 như trên |
|
|
|
3 |
Người đi trước nâng đầu người bệnh. |
|
|
|
4 |
Người đi sau khiêng phía chân người bệnh. |
|
|
|
5 |
Người thứ 3 đứng phía ngoài bên trái người bệnh, là người chỉ huy và để thay đổi với 2 người khiêng. |
|
|
|
6 |
Người chỉ huy ra khẩu lệnh 1, 2, 3 hai người cùng đứng lên khiêng cáng đi. |
|
|
|
Với 4 người |
|
|
|
|
1-2 |
Thực hiện bước 1 và 2 như trên |
|
|
|
3 |
Mỗi điều dưỡng viên đứng ngoài một tay cáng |
|
|
|
4 |
Cùng hiệu lệnh nâng và chuyển người bệnh. |
|
|
|
B. Cách khiêng cáng lên xe ô tô |
|
|
|
|
Phương pháp 3 người |
|
|
|
|
1-2 |
Thực hiện bước 1 và 2 như trên |
|
|
|
3 |
Một điều dưỡng viên lên xe đón cáng |
|
|
|
4 |
Hai điều dưỡng viên khiêng cáng lại gần xe, đưa phía đầu của người bệnh lên trước |
|
|
|
5 |
Điều dưỡng viên trên xe đón cáng |
|
|
|
6 |
Điều dưỡng viên khiêng phía chân đi dần lên chuyển cáng vào trong xe |
|
|
|
7 |
Cả hai điều dưỡng viên cùng nâng cao cáng cho thăng bằng để đưa cáng vào sàn xe |
|
|
|
8 |
Buộc dây để giữ cáng |
|
|
|
Phương pháp 4 người |
||||
1-2 |
Thực hiện bước 1 và 2 như trên |
|
|
|
3 |
Một điều dưỡng viên lên xe đón cáng |
|
|
|
4 |
Hai điều dưỡng viên khiêng cáng lại gần xe, đưa phía đầu của người bệnh lên trước. |
|
|
|
5 |
Điều dưỡng viên trên xe đón cáng. |
|
|
|
6 |
Điều dưỡng viên di chuyển đầu của người bệnh và điều dưỡng thứ tư lên xe đỡ cáng và cùng người ở trên chuyển nốt cáng vào xe. |
|
|
|
C. Cách khiêng cáng xuống xe ô tô |
||||
Phương pháp 3 người: Hai điều dưỡng viên ở dưới, một điều dưỡng viên ở trên xe. |
||||
1-2 |
Thực hiện bước 1 và 2 như trên |
|
|
|
3 |
Điều dưỡng viên ở trên xe tháo dây cố định cáng |
|
|
|
4 |
Một điều dưỡng viên đứng phía dưới và chuyển phía chân cáng. |
|
|
|
5 |
Điều dưỡng viên trên xe chuyển phía đầu cáng. |
|
|
|
6 |
Điều dưỡng viên còn lại đỡ đầu cáng khi cáng ra hết sàn xe |
|
|
|
7 |
Hai điều dưỡng viên khiêng cáng đi. |
|
|
|
Phương pháp 4 người: Hai điều dưỡng viên ở dưới, hai điều dưỡng viên ở trên xe. |
||||
1-2 |
Thực hiện bước 1 và 2 như trên |
|
|
|
3 |
Hai điều dưỡng viên trên xe chuyển dần cáng xuống và đưa phía chân người bệnh xuống trước. |
|
|
|
4 |
Hai điều dưỡng viên đứng ở dưới đất đỡ cáng khi đưa cáng ra ngoài xe. |
|
|
|
5 |
Khi cáng chuyển gần hết, một điều dưỡng viên trên xe xuống đỡ cáng do người trên xe chuyển tiếp cho. |
|
|
|
6 |
Hai điều dưỡng viên khiêng cáng đi. |
|
|
|
Di chuyển người bệnh từ giường sang xe lăn
TT |
Thực hiện |
Lý do |
1 |
Chuẩn bị người bệnh |
|
Người bệnh được mặc quần áo chu đáo, không để người bệnh bị lạnh trong khi di chuyển. |
Giữ ấm cho người bệnh |
|
Nếu người bệnh mới mổ xong hoặc trong thời gian hậu phẫu đang truyền dịch thì phải mang theo trong lúc di chuyển. |
|
|
|
Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh hiểu rõ lý do phải di chuyển. |
Để người bệnh và gia đình người bệnh yên tâm. Người bệnh, gia đình người bệnh biết được lợi ích và hợp tác tốt với điều dưỡng. |
Dặn dò người bệnh và người nhà những điều cần thiết. |
||
Trước khi di chuyển, người bệnh phải được nhận định, thăm khám lại cẩn thận. |
Áp dụng phương pháp vận chuyển phù hợp. |
|
2 |
Xe lăn tay đặt cách chân giường 1m và mặt xe hướng về phía đầu giường. Khóa bánh xe lại, giỡ bàn đạp lên. |
Đảm bảo nhẹ nhàng và an toàn cho người bệnh. |
Cách đỡ người bệnh với một điều dưỡng viên |
||
1-2 |
Thực hiện bước 1 và 2 như trên |
|
3 |
Điều dưỡng đỡ người bệnh ngồi lên và bế người bệnh nhẹ nhàng đặt xuống xe lăn. |
|
4 |
Hạ bàn đạp xuống cho người bệnh để chân |
|
Cách đỡ người bệnh với hai điều dưỡng viên |
||
1-2 |
Thực hiện bước 1 và 2 như trên |
|
3 |
Đỡ người bệnh ngồi dậy, thõng chân xuống giường |
|
4 |
Hai người đứng hai bên giường bệnh nắm tay với nhau: một để ở khuỷu chân, một quàng qua giữa lưng người bệnh, hai tay người bệnh bám vào cổ hai điều dưỡng viên. |
|
5 |
Hai điều dưỡng viên cùng nhấc người bệnh lên xoay nửa vòng nhẹ nhàng đặt người bệnh xuống xe lăn. |
|
Bảng kiểm kỹ thuật hỗ trợ người bệnh di chuyển từ giường sang xe lăn
TT |
Nội dung |
Mức độ |
||
Đạt |
Không đạt |
Ghi chú |
||
1 |
Nhận định người bệnh |
|
|
|
2 |
Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện |
|
|
|
3 |
Xe lăn tay đặt cách chân giường 1m và mặt xe hướng về phía đầu giường. |
|
|
|
4 |
Khóa bánh xe lại, giỡ bàn đạp lên. |
|
|
|
A. Đỡ người bệnh với một điều dưỡng viên |
|
|
||
1-4 |
Thực hiện các bước từ 1 đến 4 như trên |
|
|
|
5 |
Điều dưỡng đỡ người bệnh ngồi lên |
|
|
|
6 |
Điều dưỡng bế người bệnh nhẹ nhàng đặt xuống xe lăn. |
|
|
|
7 |
Hạ bàn đạp xuống cho người bệnh để chân. |
|
|
|
B. Cách đỡ người bệnh với hai điều dưỡng viên |
||||
1-4 |
Thực hiện các bước từ 1 đến 4 như trên |
|
|
|
5 |
Đỡ người bệnh ngồi dậy, thõng chân xuống giường |
|
|
|
6 |
Hai người đứng hai bên giường bệnh nắm tay với nhau. |
|
|
|
7 |
Hai tay người bệnh bám vào cổ hai điều dưỡng viên. |
|
|
|
8 |
Hai điều dưỡng viên cùng nhấc người bệnh lên xoay nửa vòng và đặt người bệnh xuống xe lăn. |
|
|
|
Bảng kiểm đánh giá năng lực thực hành hỗ trợ người bệnh di chuyển
TT |
Năng lực |
Mức độ đạt |
|
|
Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ (2) |
Làm được, cần có sự hỗ trợ (1) |
Không làm hoặc làm sai (0) |
||
1 |
Nhận định người bệnh; lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp với các kỹ thuật hỗ trợ người bệnh di chuyển. |
|
|
|
2 |
Thực hiện/phối hợp thực hiện kỹ thuật dìu người bệnh đảm bảo đúng quy trình và an toàn. |
|
|
|
3 |
Thực hiện/phối hợp thực hiện kỹ thuật hỗ trợ người bệnh di chuyển từ giường sang cáng đảm bảo đúng quy trình và an toàn. |
|
|
|
4 |
Thực hiện/phối hợp thực hiện kỹ thuật vận chuyển cáng người bệnh đảm bảo đúng quy trình và an toàn. |
|
|
|
5 |
Thực hiện/phối hợp thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ người bệnh di chuyển từ giường sang xe lăn đảm bảo đúng quy trình và an toàn. |
|
|
|
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Ytế (2010). Hướng dẫn thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản tập I, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Bộ Y tế (2012). Bài giảng kỹ năng điều dưỡng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
-
Tài liệu mới nhất
-
Huyết động trong ARDS
16:08,05/08/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở người lớn
22:37,04/08/2022
-
Triệu chứng ICU: Khoảng trống pCO2
21:03,03/08/2022
-
Huyết động trong cấp cứu thần kinh
16:51,03/08/2022
-
Cạm bẫy trong theo dõi huyết động dựa trên dạng sóng áp lực động mạch
16:48,31/07/2022
-
Nhiễm nấm xoang xâm lấn và không xâm lấn trong ICU
16:24,31/07/2022
-
Triệu chứng học ICU : LACTATE
15:57,31/07/2022
-
Triệu chứng học ICU : SvO2/ ScvO2
22:59,28/07/2022
-
Tổn thương não cấp và giảm oxy máu- cá thể hóa trong hỗ trợ thông khí
21:59,28/07/2022
-
Quản lý shock dãn mạch kháng trị
21:20,23/07/2022
-
Huyết động trong ARDS