Lao khớp- lao xương
- Tác giả: Học viện Quân y
- Chuyên ngành: Chấn thương, chỉnh hình
- Nhà xuất bản:Học viện Quân y
- Năm xuất bản:2015
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Lao khớp- lao xương
ĐẠI CƯƠNG:
Là bệnh toàn thân, biểu hiện tổn thương lao khu trú ở xương khớp.
Là loại bệnh lao thứ phát, thong thường từ lao phổi hoặc lao hạch…vào máu và trực khuẩn lao tới xương.
Lao xương thường gặp ở các xương xốp: thân đốt sống, xương tụ cốt bàn tay, bàn chân. Lao khớp thường gặp ở khớp hông, khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay.
Từ ngày có thuốc đặc trị lao, tiên lượng về tính mạng có khá hơn nhiều, tỉ lệ tử vong do lao xương, lao khớp có giảm rõ rệt. Tuy nhiên điều trị lao xương, lao khớp vẫn là một vấn đề phức tạp, nhất là tại chỗ ổ lao phá hủy xương, phá hủy khớp, ảnh hưởng xấu đến chức năng của xương khớp để lại nhiều biến chứng: dính khớp, cứng khớp, viêm dò kéo dài.
NGUYÊN BỆNH SINH:
Nguyên nhân:
Do trực khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể, vị trí lao tiên phát ở phổi, nhiễm khuẩn lao từ ổ tiên phát lan tới hạch bạch huyết ở rốn phổi của vùng phổi có liên quan, nhiễm khuẩn lao qua máu vào xương, khu trú ở xương xốp nơi có nhiều tủy bào và tế bào võng mạc nội mô, từ đó lan vào khớp gây lao khớp. Bởi vậy, người ta nói lao khớp là lao thứ phát so với lao xương.
Yếu tố thuận lợi:
Môi trường bị nhiễm khuẩn lao, vệ sinh kém.
Gặp mọi lứa tuổi nhưng nhiều là lứa tuổi trẻ.
Ngoài ra do cơ thể suy yếu bị bệnh mãn tính khác, đời sống thiếu thốn, làm việc căng thẳng, môi trường sóng bị nhiễm khuẩn lao, vệ sinh kém.
GIẢI PHẪU BỆNH LÍ:
HÌNH THÁI CỦA TỔN THƯƠNG:
Thể thưa loãng xương đơn thuần:
Có thể thưa loãng trong lòng xương hoặc thưa loãng ngoại biên.
Thể loét chợt:
Các ổ tiêu xương ở bề mặt xương dẹt.
Thể phình xương:
Thường gặp ở các xương nhỏ như xương ngón tay, chân, thân xương phình to ra, vỏ xương mỏng dính trong lòng ống tủy không còn tủy xương mà chứa đầy chất keo loại và xương chết nát vụn.
Thể nang lao:
Là thể điển hình của lao xương, trong nang lao chứa đầy bã đậu hóa.
TIẾN TRIỂN CỦA TỔN THƯƠNG:
Ổ lao luôn luôn có xu hướng lan tràn nang lao có thể bị phá vỡ dò ra ngoài hoặc vào khớp từ đó gây ra lao xương khớp.
Lao khớp có khi bắt nguồn từ lao bao hoạt dịch.
Sụn khớp bị phá hủy, làm cho khe khớp hẹp lại khi chụp XQ và dần dần phá hủy luôn xương khớp.
Trong khớp chứa ddaayfmur và bã đậu hóa.
Khớp biến dạng.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
Toàn thân:
Thể hiện nhiễm độc lao: cơ thể gây sút yếu, sốt về chiều, ăn kém, ngủ kém, mệt mỏi, sút cân, ra mồ hôi trộm. Bệnh khởi phát thầm lặng, cường độ tiến triển của bệnh phụ thuộc vào độc tính của trực khuẩn với sức đề kháng của người bệnh. Diễn biến của người bệnh tiến triển kéo dài, phần lớn trường hợp bị lao ở một khớp và bao giờ cũng liên quan đến chấn thương với tiền sử sống chung với người bị lao.
Tại chỗ:
Đau: đau âm ỉ cả ngày, đêm đau tăng, đau khi cử động khớp, có khi nhầm là đau do thấp khớp, chỉ XQ mới phát hiện.
Hạn chế cử động khớp.
Khớp sưng nề.
Tăng nhiệt độ tại chỗ.
Có cứng khớp.
Hình thành túi mủ lạnh.
Hạch sưng ở quanh khớp hoặc gốc chỉ.
Teo cơ.
Triệu chứng A-lếch-xăng-ddrova dương tính. Khi béo da không tách riêng da lên được, mà béo lên cả lớp tổ chức dưới da vì sưng nền xơ dính quánh.
Hình thành bã đậu hay là hình thái viêm xuất tiết có tính phá hủy hình thành bọc mủ lạnh, khớp khuynh hướng hình thành túi mủ, khi vỡ mủ rò ra ngoài tổ chức bã đậu lẫn những mảnh xương chết, rò lao kéo dài và thường có bội nhiễm. Bệnh khởi phát cấp tính, sốt cao, khớp viêm mạch, cử động rất đau, hạch khu vực sưng to, đau.
Hình thái viêm thể hạt hay là hình thái viêm tăng sinh mang hoạt dịch, bệnh khởi phát kín đáo, khớp đau nhẹ và thường có tràn dịch với từng đợt teo cơ mức độ vừa, hay gặp ở trẻ nhỏ.
TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG:
Hóa nghiệm máu:
Bạch cầu đa nhân tăng:
Tốc độ máu láng:
Tăng nhanh chỉ là kết quả có giá trị giúp cho tiền lượng bệnh. VS tăng nhanh biểu thị cơ thể có phản ứng tự vệ tốt và ngược lại.
Mantoux:
Nếu âm tính thì loại trừ lao.
Nếu dương tính thì không giá trị quyết định, chỉ chứng tỏ người bệnh đã có thời kì bị nhiễm khuẩn lao.
Gây nhiễm khuẩn lao cho chuột thử nghiệm:
Dùng chuột không có miễn dịch tự nhiên với lao, lấy mủ lao tiêm qua phúc mạc. Sau 5-6 tuần lễ có kết quả thương tổn lao.
Làm sinh thiết:
Thấy hình ảnh thương tổn nang lao điển hình.
Tubecculin:
Phản ứng với Tubecculin tùy thuộc vào phản ứng dị ứng và phản ứng viêm đối với kháng nguyên.
Cấy khuẩn:
Thanh dịch viêm xuất tiết có thể là kết quả của phản ứng viêm không đặc hiệu, nên kết quả cấy có khi âm tính.
TRIỆU CHỨNG X.QUANG:
Giai đoạn khởi phát:
Thưa xương là dấu hiệu đầu tiên, hiện tượng xung huyết mạch gây nên mất chất vôi, mất chất vôi nặng nề dễ nhầm với tiêu xương.
Hẹp khe khớp do co rút cơ, hoặc bị tiêu sụn đường viền khớp có hình đứt quãng bởi những ổ tổ chức hạt.
Ở trẻ em thì sụn tiếp hợp đầu xương bị “già” đi.
Giai đoạn toàn phát:
Sụn khớp nham nhở.
Có ổ khuyết xương đầu xương gần khớp, hoặc vỡ vào khớp.
Biến dạng xương.
Không có bồi đắp xương.
Giai đoạn ổn định:
Để lại hình ảnh dính khớp.
Hết đau hoặc chỉ đau nhẹ.
Sức khỏe hồi phục dần.
ĐIỀU TRỊ:
Điều trị toàn thân:
Nghỉ ngơi, ăn uống nhiều chất, nhiều vitamin, ở nơi thoáng, nhiều ánh sáng, vệ sinh.
Dùng thuốc đặc hiệu một đợt kéo dài, trung bình 2-3 tháng:
Phối hợp 3 thuốc:
PAS - Streptomycin - TNH. Có tác dụng tốt với lao xương, lao khớp và dùng thời gian dái, tới khi lành khỏi bệnh, trước đây được đề cao, nang còn được áp dụng, phù hợp hoàn cảnh Việt Nam.
PAS (Acid Paraamino Salysilic): có độc tính gây rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn.
Liều dùng: 10-20g/ngày.
Steptomycin: rất nhạy cảm với dây thần kinh VIII. Nếu xuất hiện chóng mặt, ù tai, thính lwucj giảm phải ngừng thuốc.
Liều dùng: 1g/ngày x 30 ngày.
INH: có ưu điểm thâm nhập được vào tế bào có trực khuẩn lao, có thể gây nhiễm độc biểu hiện: sốt, nổi mẩn, hạ huyết áp, buồn ngủ gấy thiếu vitamin B1 (trong điều trị cần bổ xung thêm vitamin B1).
Liều dùng: 5-6 mg/kg/ngày x 12 tháng.
Phối hợp 4 thuốc: Ethabutol – Rifampicin – Steptomycin – TNH.
Ethabutol: Có tác dụng ức chế và diệt trực khuẩn Kock gây phản ứng viêm dây thần kinh sau nhãn cầu, rối loạn màu sắc, nhìn đôi, không dùng cho trẻ em, người suy thận mãn, người nghiện rượu.
Liều dùng: 15-25 mg/kg/ngày x 6 tháng.
Rifapicin: là thuốc bán tổng hợp, ức chế men tổng hợp ARN của vi khuẩn, có tác dụng với trực khuẩn Kock và các tụ cầu khuẩn, tập trung cao trong ổ bã đậu, tác dụng nhanh chống lao và bội nhiễm.
Biến chứng: có thể gây thiếu máu, giảm tiểu cầu, ảnh hưởng chức năng gan. Nên khi dùng phải kiểm tra chức năng gan trước và trong, sau đợt điều trị.
Liều dùng: 600 mg/ngày x 6 tháng.
Bất động chi thể: làm giảm đau, giảm co cơ, phòng biến dạng, giúp ổ lao chóng ổn định.
Phẫu thuật: khi thấy tổn thương rõ thường là ở giai đoạn toàn phát.
Đục xương viêm, lấy hết các ổ bã đậu, đóng cứng khớp.
Giai đoạn mủ khớp thì rạch tháo mủ. Dùng kháng sinh đặc hiệu, phối hợp bất động tại chỗ ở tư thế chức năng.
-
Tài liệu mới nhất
-
Hỗ trợ hô hấp không xâm lấn ở bệnh nhân giảm oxy máu chu phẫu / thủ thuật
22:40,23/05/2022
-
Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc COVID-19
20:09,20/05/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan nhỏ
19:38,20/05/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn
23:13,17/05/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán dây
23:00,17/05/2022
-
Lung recruitment
21:50,15/05/2022
-
Oxygen targets
21:44,15/05/2022
-
Làm thế nào để cải thiện đồng bộ bệnh nhân - máy thở
20:51,15/05/2022
-
Xác định PEEP tốt nhất ở bệnh nhân thở máy
22:08,08/05/2022
-
Thuyên tắc ối: Bệnh sinh- Chẩn đoán- Hồi sức
16:00,05/05/2022
-
Hỗ trợ hô hấp không xâm lấn ở bệnh nhân giảm oxy máu chu phẫu / thủ thuật