Chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc tương phản và các Protocol
- Tác giả: Robin Smithuis
- Chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh
- Nhà xuất bản:Người dịch: BS Nguyễn Việt Quang, BS Trương Thị Anh Thư
- Năm xuất bản:Đang cập nhật
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc tương phản và các Protocol
Nguồn: CT contrast injection and protocols
Radiology Assistant. Publicationdate 2014-06-01
Tác giả: Robin Smithuis
Radiology department of the Rijnland Hospital in Leiderdorp, the Netherlands
Người dịch: BS Nguyễn Việt Quang, BS Trương Thị Anh Thư
Khoa CĐHA, BV Tim mạch An Giang
Những vấn đề về thuốc tương phản-tăng quang
Các thì tăng quang
Mục đích của chụp CT có cản quang (CECT) là tìm sự khác biệt về tính tương phản giữa tổn thương và mô lành xung quanh.
Tổn thương nhiều mạch máu nuôi thường sẽ tăng quang hơn các mô xung quanh và ngược lại, tổn thương ít mạch máu nuôi sẽ tăng quang ít hơn mô xung quanh. Do đó điều quan trọng là phải biết các thì CT nên được thực hiện tùy thuộc vào bệnh lý đang tìm kiếm.
CT không tiêm thuốc (NECT)
Chủ yếu tìm các tổn thương: vôi hóa, mỡ trong tổn thương (mỡ trong khối u), thâm nhiễm mỡ (mỡ viêm, fat stranding) trong bệnh cảnh viêm ruột thừa, viêm túi thừa, nhồi máu mạc nối…
Thì động mạch sớm
15-20 giây sau khi tiêm cản quang hay ngay sau khi bolustracking (tiêm thuốc bằng máy và có theo dõi nồng độ thuốc).
Trong thì này thuốc cản quang vẫn còn trong mạch máu, chưa vào trong mô mềm của các tạng.
Thì động mạch muộn
35-40 sec sau tiêm thuốc hay 15-20 sec sau bolustracking.
Đôi lúc được gọi là “thì động mạch muộn” hay “thì tĩnh mạch cửa sớm” vì có tăng quang chút ít trong các tĩnh mạch cửa.
Tất cả các cấu trúc mô mềm của các tạng tăng quang tối ưu trong thì này.
Thì gan hay thì tĩnh mạch cửa muộn
70-80 sec sau tiêm thuốc hay 50-60 sec sau bolustracking.
Thì gan là tên gọi chính xác nhất, nhưng cũng có nhiều người gọi “thì tĩnh mạch cửa muộn”.
Trong thì này nhu mô gan tăng quang rõ nhất do gan nhận 2/3 lượng máu nuôi từ tĩnh mạch cửa (1/3 lượng máu nuôi từ động mạch gan). Trong thì này thấy có tăng quang chút ít ở các tĩnh mạch gan.
Thì thận
100 sec sau tiêm thuốc hay 80 sec sau bolustracking.
Trong thì này toàn bộ nhu mô thận kể cả tủy thận tăng quang rõ.
Chỉ trong thì này mới có thể phát hiện được các ung thư tế bào thận nhỏ.
Thì muộn
6-10 phút sau tiêm thuốc hay 6-10 phút sau bolustracking.
Còn gọi là thì thải sạch “wash out phase” hay thì cân bằng “equilibrium phase”.
Trong thì này các tạng ổ bụng thải sạch thuốc cản quang ngoại trừ các mô xơ, vì mô xơ thải thuốc chậm và sẽ trở nên tương đối tăng tỷ trọng so với mô bình thường. Có thể so sánh điều này với tăng cường muộn của mô sẹo nhồi máu trong MRI tim
CT không cản quang
Phát hiện:
Sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi mật…
Vôi hóa ở gan, tụy.
Mỡ trong u gan, trong adenoma thượng thận, trong myelolipoma.
Thì động mạch sớm
Chụp 15 – 20 giây sau tiêm thuốc hay ngay sau khi bolus tracking.
Phân định mạch máu.
Giúp phát hiện:
Bóc tách động mạch chủ
Chảy máu do tổn thương động mạch.
Thì động mạch muộn
35 – 40 giây sau tiêm thuốc hay 20 giây sau khi bolus tracking.
Tăng quang:
các tổn thương giàu mạch máu,
dạ dày,
ruột,
nhu mô tụy,
lách,
phần ngoài vỏ thận.
Giúp phát hiện:
Gan: HCC; FNH; Adenoma
Tụy: adenocarcinoma; insulinoma
Thiếu máu ruột.
Thì gan
70-80 giây sau tiêm thuốc hay 50-60 giây sau bolus tracking
Tăng quang:
Nhu mô gan
Giúp phát hiện:
Các tổn thương gan ít mạch máu như nang, abscess, hầu hết các di căn.
Thì thận
100 giây sau tiêm thuốc hay 80 giây sau bolus tracking.
Tăng quang:
Toàn bộ nhu mô thận, bao gồm cả tủy thận.
Giúp phát hiện:
Ung thư tế bào thận (mũi tên)
Thì muộn
6 phút sau khi tiêm thuốc hay 6 phút sau bolus tracking.
Tăng quang:
các tổn thương xơ hóa;
thận và hệ thống tiết niệu vẫn còn tăng quang.
Giúp phát hiện:
Gan: Ung thư đường mật (cholangiocarcinoma) (mũi tên đỏ); Di căn có xơ hóa, thường gặp nhất trong ung thư tuyến vú.
Thận: Ung thư tế bào chuyển tiếp (mũi tên xanh).
Thời điểm chụp sau tiêm thuốc
Thời điểm chụp sau tiêm thuốc rất quan trọng để nắm bắt đúng giai đoạn có độ sai biệt tương phản lớn nhất giữa tổn thương và nhu mô bình thường.
Hình ảnh thì động mạch sớm lúc 18 giây, thì động mạch trễ lúc 35 giây.
Tại gan, ở thì động mạch sớm thấy rõ các nhánh động mạch gan, nhưng chỉ thấy tăng quang nhẹ không đều trong nhu mô gan.
Trong thì động mạch trễ chúng ta có thể thấy rõ nhiều khối choáng chỗ nếu có.
Hypervascular lesion is best seen in late arterial phase.
Tổn thương giàu mạch máu được thấy rõ trong thì động mạch muộn.
Các bạn nên điều chỉnh protocol chụp tùy theo: loại máy CT, tốc độ tiêm thuốc và tùy theo nhóm bệnh nhân.
Nếu bạn có máy CT 1 lát cắt (1 dãy đầu dò), bạn phải mất 20 giây để quét hết nhu mô gan. Thì động mạch muộn lý tưởng là giây thứ 35 sau tiêm thuốc, để chụp thì này bạn phải khởi phát chụp từ giây 25 và kết thúc ở giây 45.
Tuy nhiên nếu bạn có máy CT 64 lát cắt (64 dãy đầu dò), bạn có thể quét toạn bộ nhu mô gan trong 4 giây. Vì vậy ở thì động mạch trễ bạn nên bắt đầu chụp ở giây thứ 33.
Trong thì động mạch, cửa sổ thời gian là hẹp, vì bạn chỉ có thời gian hạn chế trước khi gan bắt đầu tăng quang và che khuất tổn thương giàu mạch.
Đối với thì tĩnh mạch cửa muộn, cho dù máy CT của bạn là loại nào, bạn nên bắt đầu chụp ở giây thứ 75. Thì này có chậm 1 chút thì thuốc từ tĩnh mạch cửa vào nhu mô gan càng nhiều, càng thấy rõ nhu mô gan hơn.
Thì muộn hay thì cân bằng (3 – 4) phút sau khi tiêm thuốc cản quang.
( nguồn: hinhanhykhoa.com)
Tổng liều thuốc tương phản
Trong nhiều protocol liều chuẩn được tính theo cân nặng của bệnh nhân:
Cân nặng < 75kg : 100cc
Cân nặng 75-90kg: 120cc
Cân nặng > 90kg : 150cc
Trong vài protocol người ta luôn cho liều tối đa 150cc, như các trường hợp tìm ung thư tụy hay tìm di căn gan.
Tốc độ tiêm
5cc/giây qua kim 18 gauge đường tĩnh mạch
Trong hầu hết các chỉ định, đặc biệt trong chảy máu dạ dày ruột, đặc điểm u gan, ung thư tụy, thuyên tắc phổi.
Thường sử dụng kim luồn màu xanh lá. Thử bằng cách tiêm nhanh 10ml nước muối sinh lý bằng tay.
Giữ cánh tay duỗi.
3-4cc/giây qua kim 20 gauge (màu hồng)
Khi không thể tiêm nhanh 5cc/sec hay khi không cần (như trường hợp bạn chỉ muốn xem thì tĩnh mạch cửa muộn).
Hình trên bệnh nhân bị xơ gan và ung thư tế bào gan đa ổ được tiêm thuốc tốc độ 2.5ml/sec.
Hình dưới được tiêm thuốc tốc độ 5ml/sec, hình ảnh tăng quang rõ hơn, phát hiện u tốt hơn
Chất tương phản đường uống
Một số tác giả thích dùng chất tương phản dương để làm rõ hình ảnh của ruột.
Tuy nhiên có vài bất lợi:
1.Chỉ một đoạn ruột được lấp đầy chất tương phản.
2.Cần số lượng tia xạ nhiều hơn để cho hình ảnh tốt tương đương với các cách thức dùng thuốc tương phản khác.
3.Tăng quang thành ruột không rõ.
Chúng ta có thể dùng loại sữa chứa mỡ như loại chất tương phản âm hay nếu bệnh nhân không uống được sữa có thể dùng nước đơn thuần.
Có thể dùng Polyethylene glycol (PEG) và Volumen®, là các loại huyền dịch (suspension) barium đậm độ thấp.
PEG và Volumen® có lợi điểm là làm căng dãn ruột tốt hơn.
Hình CT cho thấy hình ảnh tăng quang thành ruột bình thường (mũi tên vàng) và không tăng quang ở đoạn ruột bị nhồi máu (mũi tên đỏ).
Hình ảnh này có thể không thấy được nếu dùng chất tương phản dương đường uống.
Chất tương phản qua đường trực tràng
Dùng chất tương phản qua đường trực tràng được chỉ định trong những trường hợp nghi ngờ thủng ruột hay dò mối nối.
Cách dùng: 750 cc water + 50 cc non-ionic water soluable contrast.
Xem thêm thông tin trong protocol rò mối nối
Gan
Hai hệ thống cung cấp máu
Phát hiện các tổn thương ở gan là dựa trên sự khác biệt đậm độ giữa mô tổn thương và mô bình thường.
Ở CT không tiêm thuốc, các khối u gan thường không thể nhìn thấy, bởi vì sự tương phản giữa khối u và nhu mô gan xung quanh rất thấp.
Khi chúng ta tiêm thuốc cản quang, điều rất quan trọng phải biết là có 2 hệ thống cung cấp máu cho gan. Nhu mô gan nhận 80% máu nuôi từ tĩnh mạch cửa và chỉ 20 % từ động mạch gan. Vì vậy nhu mô gan bình thường sẽ tăng quang mạnh nhất ở thì tĩnh mạch cửa 70-80 giây sau tiêm và chỉ tăng quang chút ít trong thì động mạch muộn 35-40 giây sau tiêm.
Đa số các khối u gan nhận 100% lượng máu nuôi từ động mạch gan. Vì vậy khối u có tăng sinh mạch máu sẽ nhìn rõ nhất ở thì động mạch muộn.
Khối u nghèo mạch máu thường tăng quang rất kém ở các thì và chỉ được nhìn thấy rõ nhất khi các mô xung quanh tăng quang ở thì tĩnh mạch cửa (thì gan) 75-80 giây sau tiêm.
Khối u có tăng sinh mạch máu (trái) tăng quang ở thì động mạch muộn. Khối u ít mạch máu nuôi (phải) tăng quang kém và chỉ được nhìn rõ nhất ở thì tĩnh mạch.
Hình này tóm lược các dạng tăng quang.
Các tổn thương có nhiều mạch máu nuôi như HCC, FNH, ung thư biểu mô và u máu sẽ tăng quang rõ ở thì động mạch muộn lúc 35 giây, trong khi đó các nhu mô bình thường tăng quang ít nhất ở thì này.
Các tổn thương ít mạch máu nuôi như di căn, nang và abscess sẽ không tăng quang và được nhìn rõ nhất ở thì tĩnh mạch cửa (thì gan) lúc 70 giây sau tiêm.
Tổn thương xơ hóa như ung thư biểu mô đường mật và di căn xơ hóa giữ thuốc cản quang lâu hơn so với nhu mô bình thường, nên được nhìn thấy rõ nhất ở thì muộn 600 giây sau tiêm.
Nếu muốn mô tả tốt các đặc điểm của tổn thương ở gan, thì cần có sự tối ưu hóa về mặt tương phản (tốc độ tiêm thuốc và thời điểm tiêm thích hợp). Ví dụ: 150cc thuốc cản quang, tiêm 5cc/giây qua kim luồn 18G.
Trong hầu hết các trường hợp, bạn cũng muốn quét toàn bộ ổ bụng. Có thể thực hiện điều này 35 giây hoặc 70 giây.
Có thể không cần chụp phim không cản quang lúc đầu để hạn chế mức độ hấp thu tia xạ.
Khi nghĩ tổn thương di căn nghèo mạch máu, có thể chỉ cần chụp thì gan lúc 70 giây là đủ.
nguồn: hinhanhykhoa.com
Pancreas / Tụy
Ung thư tụy
Ung thư tụy là u nghèo mạch máu và sẽ được thấy rõ nhất ở thì động mạch muộn 35-40 giây sau tiêm. Khi mô tuyến bình thường tăng quang rõ ràng và u nghèo mạch máu nuôi thì không tăng quang.
Di căn gan được nhận thấy rõ nhất ở 70-80 giây sau tiêm, khi nhu mô gan tăng quang rõ.
Ở một số trường hợp thì rất khó để phân biệt ung thư tụy và viêm tụy mạn khu trú.
CT không cản quang có thể đưa vào protocol chụp, giúp thấyđược vôi hóa ở tuyến tụy.
Một số bác sĩ hình ảnh thích chụp thì 50 giây sau tiêm thuốc.
Ung thư tụy thấy rõ ở thì 35 giây sau tiêm thuốc. Di căn gan thấy rõ ở thì 70 giây sau tiêm thuốc.
Viêm tụy cấp
CT viêm tụy cấp nên chụp sau 72 giờ khởi phát triệu chứng.
CT viêm tụy cấp chụp trong 2 ngày đầu có thể đánh giá không hết (underestimate ) độ trầm trọng của bệnh.
Mô hoại tử được phát hiện rõ ở thì động mạch muộn 35 giây sau tiêm thuốc.
CT tụy nên chọn liều thuốc tương phản tối đa, tiêm tốc độ nhanh, vì các tổn thương nhỏ của u và viêm thường khó phát hiện.
Chụp ở 2 thì 35 giây và 70 giây sau tiêm thuốc.
Một số nơi thực hiện CT một thì duy nhất giữa 35 và 70 giây, nhưng đó không phải là những gì chúng tôi thích.
Tắc ruột
Đặc biệt trong trường hợp tắc ruột non, bạn cần phải trả lời câu hỏi quan trọng: có thắt nghẹt mạch máu không ?
Để trả lời câu hỏi này bạn cần phải chụp CT cản quang:
1.Chụp ở giây thứ 35 sau tiêm thuốc là lý tưởng để thấy tăng quang ở thành ruột và phát hiện thắt nghẹt mạch máu ruột.
2.Nghi ngờ có thiếu máu cục bộ khi có sự tăng quang khác nhau ở các đoạn của thành ruột. Nhìn rõ trên mặt cắt coronal.
3.Nếu có tắc ruột quai đóng (closed loop obstruction), khả năng có thắt nghẹt mạch máu cao hơn, phải xem trên phim có cản quang.
4.Có thể thấy khối u gây tắc nghẽn.
Không nên dùng thuốc cản quang đường uống, vì có thể che lấp dấu hiệu tăng quang thành ruột.
Tắc ruột
Tiêm thuốc 5 cc / giây, kim 18 hay catheter.
Không dùng thuốc cản quang đường uống.
Bụng: chụp ở giây thứ 35 sau tiêm thuốc.
Trường chụp: từ đỉnh vòm hoành đến dưới xương mu.
Lý tưởng là chụp thêm 1 thì 70 giây sau tiêm.
Mặt cắt coronal tái tạo dễ đánh giá tăng quang thành ruột ở những bệnh nhân bị dãn các quai ruột do tắc ruột non.
Ghi nhận có nhiều quai ruột thành dày, thành tăng quang kém và phù nề mạc treo (vòng đỏ).
Đây là trương hợp tắc ruột có quai ruột đóng kèm thắt nghẹt mạch máu. Bệnh nhân này cần phẫu thuật cấp cứu.
Nếu bệnh nhân này được dùng thuốc tương phản dương đường uống, có thể bạn sẽ không nhận thấy thiếu máu cục bộ quai ruột.
Rò mối nối
Rò mối nối sau phẫu thuật ruột là một vấn đề lâm sàng quan trọng.
Bệnh nhân – người nghi ngờ bị rò – cần một protocol CT tốt nhất mà họ có thể nhận được và bạn là một bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, bạn cần những hình ảnh tốt nhất để thuyết phục các bác sĩ lâm sàng. Không lẽ bạn muốn nói với bác sĩ phẫu thuật rằng có lẽ có sự rò rỉ nhưng lại không chắc chắn.
Chụp CT không có chất tương phản đường uống hoặc đường trực tràng là cần thiết để so sánh với CT có thuốc tương phản đường trực tràng, bởi vì bạn không thể biết một số chất cản quang hiện diện bên ngoài ruột là do bị rò hay một số chất sau phẫu thuật, chất trong ruột hoặc chất tương phản hiện diện là từ lần chụp trước đó.
Rò mối nối
Đặt canule bơm 800 ml chất cản quang qua trực tràng (50 cc thuốc + 750 cc nước).
1.Chụp bụng không thuốc liều thấp
2.Chụp bụng ở giây thứ 35 sau bơm thuốc.
Ngay sau khi bơm thuốc cản quang vào trực tràng, tiêm thuốc đường tĩnh mạch.
Nói bệnh nhân cố gắng giữ thuốc trong trực tràng (khoảng 2 phút).
Bệnh nhân bị rò mối nối sau mổ ung thư đại tràng sigma.
Hình bên trái không bơm thuốc so sánh với hình bên phải có bơm thuốc đường trực tràng.
Không còn nghi ngờ gì nữa, có thuốc cản quang trong vùng tụ dịch ở vùng bụng dưới bên phải là kết quả của sự rò từ ruột (mũi tên).
Thuyên tắc phổi
Cần máy CT chất lượng tốt. Máy CT chất lượng kém không cho phép loại trừ thuyên tắc.
Chúng tôi thường quét từ vùng đáy lên đỉnh phổi, vì bệnh nhân nếu không nín thở tốt thì artefact cũng ít xảy ra ở vùng đáy phổi. Đa số các thuyên tắc là ở vùng đáy phổi. Hô hấp ở phần trên ít gây artefact so với vùng dưới của phổi.
Lúc đầu nói bệnh nhân thở đều bình thường (không nên thở mạnh và sâu) và khi chụp nói bệnh nín thở.
Thuyên tắc phổi
Ngực: Tiêm 80–100 cc/5 cc/giây. Không nên tiêm chậm hơn.
Đặt con trỏ ROI vào nhĩ phải hoặc thân động mạch phổi.
Nếu chụp nhanh: quét từ trên xuống dưới
Nếu chụp chậm: quét từ đáy đến đỉnh
Bắt đầu tử khoảng 5 cm dưới vòm hoành.
Giải thích với bệnh nhân điều quan trọng là thở đều bình thường, không nên thở mạnh tránh máu không có thuốc từ tĩnh mạch chủ dưới vào tuần hoàn phổi nhiều.
Để chọn đúng thời điểm chụp, cần có bộ phận theo dõi nồng độ thuốc (bolus tracking).
Đặt con trỏ (ROI) vào vị trí thân động mạch phổi.
Khi nồng độ thuốc đạt tới 150 HU, nói bệnh nhân hít vào và nín thở, chụp ngay sau đó.
Hiện tượng giảm chất tương phản thoáng qua (TIC)
TIC là một ảnh giả do dòng chảy, bao gồm sự ngấm thuốc kém tương đối trong các động mạch phổi, trong khi có sự ngấm thuốc tốt trong tĩnh mạch chủ trên (SVC) cũng như trong động mạch chủ, trông dường như không logic chút nào.
Hiện tượng này xảy ra khi bệnh nhân hít quá sâu trước khi quá trình quét bắt đầu, dẫn đến gia tăng lượng máu chảy ngược trở của máu chưa có thuốc cản quang từ tĩnh mạch chủ dưới (IVC). Nhiều máu chưa có thuốc cản quang trở về nhĩ phải từ IVC hơn so với máu đã có thuốc cản quang từ SVC, dẫn đến sự ngấm thuốc kém của các động mạch phổi.
Hiện tượng này đặc biệt được thấy ở những bệnh nhân trẻ, có khả năng hít thở sâu.
Hiện tượng giảm chất tương phản thoáng qua: Hít thở sâu dẫn đến chất tương phản bị hòa loãng với máu chưa có thuốc cản quang từ tĩnh mạch chủ dưới.
1.Tối ưu; 2. Quá trễ; 3. Giảm chất tương phản thoáng qua
Chất lượng phim CT động mạch phổi phụ thuộc vào kỹ thuật tiêm thuốc tương phản và chọn thời điểm chụp thích hợp.
Chụp thuyên tắc phổi thường có hình chất lượng kém ở bệnh nhân trẻ và có chất lượng tốt ở bệnh nhân già. Điều này được giải thích như sau:
Bệnh nhân lớn tuổi thường có cung lượng tim thấp, dẫn đến một lượng lớn thuốc tương phản cô đặc lại và ngấm thuốc tốt ở các mạch phổi (hình 1).
Các bệnh nhân trẻ và đặc biệt là phụ nữ mang thai có cung lượng tim cao, kết quả là pha loãng thuốc tương phản và ngấm thuốc kém.
Bệnh nhân trẻ có khả năng hít sâu hơn, có thể dẫn đến hiện tượng giảm chất tương phản thoáng qua.
Biểu hiện trên hình ảnh:
1.Ngấm thuốc tối ưu ở các động mạch phổi ở bệnh nhân già có cung lượng tim thấp.
2.Ngấm thuốc của động mạch phổi kém do quét muộn.
3.Ngấm thuốc tốt trong SVC và động mạch chủ ở hình 3A, nhưng sự ngấm thuốc không đủ ở các mạch máu phổi do hiện tượng TIC trong hình 3B.
Tổng quan các protocol
Bảng dưới cho thấy một cách tổng quan về một số protocol chụp CT mà chúng tôi sử dụng. Dựa trên máy quét 64 lát nhưng có thể được sử dụng cho bất kỳ máy CT độc lập nào của nhà sản xuất.
Trong bảng này chỉ các protocol đặc trưng được tóm tắt, vì hầu hết các tổ chức đều có các protocol chuẩn của riêng họ.
Gan – Đánh giá tổn thương gan
150 cc thuốc tương phản. Tiêm 5 cc/ giây; kim 18.
1.Thì 35 giây
2.Thì 70 giây
3.Thì muộn 10 phút.
Gan – Tìm di căn
150 cc thuốc tương phản. Tiêm 5 cc/ giây; kim 18.
1.Chụp bụng: thì 70 giây
2.Chủ yếu tìm nhân di căn ít mạch máu.
Tụy – U tụy / viêm tụy
150 cc thuốc tương phản. Tiêm 5 cc/ giây; kim 18.
1.Chụp bụng: thì 35 giây
2.Chụp bụng cao: thì 70 giây.
Tùy chọn: chụp bụng cao không thuốc để tìm vôi hóa trong viêm tụy mạn.
Chảy máu dạ dày-ruột
1.Bụng không thuốc
2.Bụng sau tiêm thuốc tương phản 150 cc / 5 cc/ giây – thì 35 giây
3.Bụng: thì 70 giây.
Tắc ruột
Tiêm thuốc 5 cc / giây, kim 18 hay catheter.
Không dùng thuốc cản quang đường uống.
Bụng: chụp ở giây thứ 35 sau tiêm thuốc.
Trường chụp: từ đỉnh vòm hoành đến dưới xương mu.
Lý tưởng là chụp thêm 1 thì 70 giây sau tiêm.
Chấn thương bụng kín
150 cc thuốc tương phản. Tiêm 5 cc/ giây; kim 18.
1.Bụng: thì 35 giây
2.Bụng: thì 180 giây.
Rò mối nối
Đặt canule bơm 800 ml chất cản quang qua trực tràng (50 cc thuốc + 750 cc nước).
1.Chụp bụng không thuốc liều thấp
2.Chụp bụng ở giây thứ 35 sau bơm thuốc.
Ngay sau khi bơm thuốc cản quang vào trực tràng, tiêm thuốc đường tĩnh mạch.
Nói bệnh nhân cố gắng giữ thuốc trong trực tràng (khoảng 2 phút).
Thuyên tắc phổi
Ngực: Tiêm 80–100 cc/5 cc/giây. Không nên tiêm chậm hơn.
Đặt con trỏ ROI vào nhĩ phải hoặc thân động mạch phổi.
Nếu chụp nhanh: quét từ trên xuống dưới
Nếu chụp chậm: quét từ đáy đến đỉnh
Bắt đầu tử khoảng 5 cm dưới vòm hoành.
Giải thích với bệnh nhân điều quan trọng là thở đều bình thường, không nên thở mạnh tránh máu không có thuốc từ tĩnh mạch chủ dưới vào tuần hoàn phổi nhiều.
Ung thư phổi
1.Ngực + Bụng cao: thì 35 giây
2.Bụng cao: thì 70 giây.
Tài liệu tham khảo
Pulmonary CT Angiography Protocol Adapted to the Hemodynamic Effects of Pregnancy by Carole A. Ridge et al. AJR 2011; 197:1058-1063
CT angiography for pulmonary embolism detection: the effect of breathing on pulmonary artery enhancement using a 64-row detector system by Julius Renne et al. Acta Radiol October 8, 2013
Split-Bolus MDCT Urography with Synchronous Nephrographic and Excretory Phase Enhancement by Lawrence C. Chow et al AJR 2007; 189:314-322
How Much Dose Can Be Saved in Three-Phase CT Urography? by Pär Dahlman and Aart J. van der Molen. AJR 2012; 199:852-860
-
Tài liệu mới nhất
-
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế
20:56,31/01/2023
-
Chụp CL trở kháng điện để chuẩn độ AL dương cuối thì thở ra trong HC nguy kịch hô hấp cấp tính
15:41,31/01/2023
-
Các kịch bản lâm sàng của ứng dụng chụp cắt lớp trở kháng điện trong chăm sóc tích cực ở trẻ em
22:41,30/01/2023
-
Thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy so với thông khí bảo vệ phổi ở bệnh nhân ARDS
22:08,12/01/2023
-
Áp lực đẩy và áp lực xuyên phổi: Làm thế nào để chúng tôi hướng dẫn thông khí cơ học an toàn?
22:49,10/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Dinh dưỡng Việt Nam
20:54,09/01/2023
-
Giảm viêm phổi liên quan đến thở máy ở khoa chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh
21:50,08/01/2023
-
Các chiến lược ngăn ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy,...
10:33,07/01/2023
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh do vi rút Adeno ở trẻ em
21:16,06/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Điều dưỡng Việt Nam
20:31,05/01/2023
-
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế